Chia sẻ Xử lý tình trạng nôn trớ ở trẻ kịp thời như thế nào?

Thảo luận trong 'Quảng cáo tổng hợp' bắt đầu bởi debehettaoboninfabiotix, 18/11/21.

  1. debehettaoboninfabiotix PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    22/3/21
    Một trong những tình trạng thường xảy ra ở trẻ nhỏ khiến cha mẹ lo lắng chính là nôn trớ. Tình trạng này rất dễ xảy ra và gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con. Vậy cách chăm sóc trẻ sơ sinh hay nôn trớ nào là phù hợp nhất?


    Xử lý tình trạng nôn trớ ở trẻ kịp thời như thế nào?

    Cách xử trí khi trẻ bị sặc sau nôn trớ

    Khi trẻ nôn trớ nếu mẹ xử trí không tốt có thể khiến bé bị sặc chất nôn. Khi đó mẹ không được dùng tay móc dị vật ra, có thể khiến bé bị tổn thương. Thay vào đó chúng ta sẽ sử dụng phương pháp Heimlich để đưa dị vật ra ngoài. Nếu thấy trẻ vẫn còn hiện tượng mệt mỏi, yếu ớt sau khi đã lấy hết dị vật cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ can thiệp, xử lý kịp thời, tránh gây nguy hiểm cho trẻ.

    a/ Phương pháp Heimlich ấn ngực

    · Cho bé nằm ngửa trên 1 tay người thực hiện, bàn tay đỡ đầu, cổ thấp hơn thân

    · Hút sạch sữa bị trào ra ở mũi, miệng

    · Lấy 2 ngón tay ở bàn tay còn lại ấn mạnh xuống vùng dưới ức 5 lần

    · Kiểm tra lại tình trạng của trẻ.

    b/ Phương pháp Heimlich vỗ lưng

    · Cho trẻ nằm sấp trên 1 tay của người thực hiện, bàn tay7 đỡ đầu, cổ thấp hơn thân.

    · Lấy tay kia vỗ 5 lần vào vùng lưng giữa bả vai của bé

    · Có thể kết hợp cả 2 phương pháp Heimlich để xử trí tình huống bé bị sặc chất nôn.

    Cách xử trí sau khi trẻ bị nôn trớ

    · Thay đồ bị dính chất nôn và dúng nước ấm lau người cho bé.

    · Khi trẻ hết buồn nôn thì cho uống nước ấm hoặc nước oresol ấm bằng thìa nhỏ hoặc có thể cho bú từ từ.

    · Dỗ cho bé ngủ đòng thời theo dõi các dấu hiệu nôn trớ có thể xuất hiện sau đó.

    · Tuyệt đối không tự ý cho bé uống thuốc nôn trớ.

    · Ngay khi thấy trẻ bị nôn trớ, để bé không bị sặc chất nôn mẹ cần đưa đầu bé nghiêng về 1 bên. Sau khi bé nôn xong thì làm sạch chất nôn trong miệng, mũi, họng bằng cách quấn gạc đã được diệt khuẩn vào ngón tay để thấm chất nôn theo quy tắc miệng trước, mũi sau.

    · Trấn an trẻ bằng cách khum bàn tay rồi vỗ nhẹ lên 2 bên lưng. Động tác này còn giúp trẻ bật ho để bật nốt chất nôn còn đọng trong cổ họng ra ngoài.


    Đối với trẻ bị nôn trớ sinh lý, chăm sóc đúng cách, cho bú và nằm ngủ đúng tư thế, uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn để hệ tiêu hóa nhanh chóng hoàn thiện là phương pháp cải thiện hiệu quả nhất. Trẻ bị nôn trớ sinh lý cần được điều trị chuyên khoa kịp thời, ngay khi nhận thấy bé có dấu hiệu nôn bất thường mẹ hãy đưa ngay đến cơ sở y tế để bé được điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.



     
    #1

Chia sẻ trang này