Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Sau khi đầu tư tổng cộng 360 triệu USD vào Bảo Việt, HSBC bán với giá 340 triệu USD cho Sumitomo để thoái vốn. Thương vụ này đã trở thành một trong những “tiếng vang” của kinh tế Việt Nam. Đôi nét về Bảo Việt Thành lập ngày 15/1/1965, đến nay Bảo Việt đã trở thành Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm hàng đầu Việt Nam. Không chỉ có mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc, Bảo Việt còn được biết đến là thương hiệu mạnh, uy tín số 1 trong lĩnh vực bảo hiểm. Với khả năng tài chính mạnh, sự thông hiểu thị trường trong nước, Bảo Việt là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam kinh doanh cả 2 loại hình bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Bảo Việt đã được công nhận là một trong số 25 doanh nghiệp lớn nhất của Việt Nam; là doanh nghiệp bảo hiểm lâu đời, được tin cậy đối với đông đảo các tầng lớp dân cư, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Ngày 31/5/2007 đánh dấu một sự kiện, một mốc lịch sử quan trọng của Bảo Việt, đó là việc Bảo Việt bán cổ phần lần đầu ra công chúng chính thức trở thành công ty cổ phần kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực. Ngày 15/10/2007, Tập đoàn Bảo Việt đã hoàn thành Đăng ký kinh doanh công ty cổ phần có sự tham gia của đối tác chiến lược là các tập đoàn kinh tế hàng đầu trong nước (Vinashin) và nước ngoài (HSBC Insurance (Asia - Pacific) Holdings Limited); hình thành Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Thâu tóm Bảo Việt. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, Bảo Việt đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Độc Lập Hạng Ba, Chính phủ xếp hạng Doanh nghiệp Nhà nước hạng Đặc biệt và nhiều danh hiệu, giải thưởng do các tổ chức uy tín của trong và ngoài nước trao tặng. Bảo Việt được tổ chức BVQI (Vương quốc Anh) cấp chứng chỉ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 từ tháng 8/2001. Thương vụ tiêu biểu nhất giai đoạn 2009 - 2013 Diễn đàn Mua bán và Sáp nhập (M&A) Việt Nam 2013 với chủ đề “Cơ hội trong một thị trường 5 tỷ USD” đã bình chọn thương vụ Thâu tóm Bảo Việt - HSBC là “Thương vụ phát hành riêng lẻ tiêu biểu nhất trong 5 năm (2009-2013)”. Kết quả bình chọn dựa trên thương vụ Công ty Bảo hiểm HSBC Châu Á-Thái Bình Dương đã mua thêm 8% cổ phần tại Tập đoàn Bảo Việt, nâng tỷ lệ sở hữu của HSBC tại Thâu tóm Tập đoàn Bảo Việt từ 10% lên 18% ngay sau thời điểm cổ phiếu BVH được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM vào cuối năm 2009. Đến tháng 12/2012, sau nhiều đồn đoán, công ty HSBC Insurance (Asia-Pacific) Holdings Limited, một công ty con thuộc 100% vốn sở hữu gián tiếp của HSBC đã chính thức ký hợp đồng bán toàn bộ 18% cổ phần tại BVH cho công ty bảo hiểm nhân thọ Sumitomo của Nhật Bản. Giá trị thương vụ đạt 7.098 tỷ đồng (tương ứng gần 340 triệu USD và khoảng 28 tỷ Yên), thanh toán bằng tiền mặt. Giao dịch này dự kiến hoàn tất trong quý I/2013 nếu thỏa mãn mọi yêu cầu của luật pháp Việt Nam. Trước đó, hồi tháng 7, Reuters dẫn nguồn tin cho biết, giá trị thương vụ đạt khoảng 400 triệu USD và đến gần đây, con số giảm còn 360 triệu USD trước khi "chốt" giá hiện tại. So với khoản đầu tư ban đầu, HSBC đã chấp nhận chịu lỗ khoảng 20 triệu USD. Theo đại diện của HSBC thì việc thoái vốn tại Thâu tóm Bảo Việt chỉ là 1 trong 14 thương vụ thoái vốn tại ngành bảo hiểm nhân thọ của HSBC trên toàn thế giới - được coi không phải là thế mạnh của tập đoàn, nhằm tập trung vốn và nguồn lực vào phát triển các hoạt động kinh doanh cốt lõi. Trước đó, HSBC đã "rút chân" khỏi lĩnh vực này ở thị trường Trung Quốc, Mỹ, Singapore, Mexico, Argentina… Trong khi HSBC chấp nhận lỗ thì Sumitomo sẵn sàng chi vượt trị giá lô cổ phần này tại thời điểm hiện tại là 2.450 tỷ đồng để có được 18% tại Thâu tóm Bảo Việt. Giải thích cho điều này, đại diện Sumitomo cho biết, hãng bảo hiểm của Nhật không xem xét lợi ích ngắn hạn và tính toán trong bao lâu thu hồi được vốn mà kỳ vọng vào triển vọng dài hạn của BVH. Sumitomo cho rằng, một quốc gia 87 triệu dân như Việt Nam và đang ở ngưỡng thu nhập trung bình, sẽ là thị trường đầy tiềm năng để phát triển mảng bảo hiểm nhân thọ, dự kiến tăng gấp 4 lần sau 20 năm tới. Trong khi đó, doanh thu bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam trong năm tài khóa 2011 mới chỉ chiếm 0,7% GDP, thấp hơn nhiều so 8,8% tại Nhật Bản. Tuy nhiên, ngoài những mặt thuận lợi và tiềm năng ở Bảo Việt, Sumitomo sẽ phải nỗ lực hơn để có thể giúp Bảo Việt cạnh tranh với những đối thủ mới trên thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay. Bên cạnh thương vụ nổi bật này, kinh tế Việt Nam giai đoạn 2009 - 2013 cũng đã chứng kiến nhiều vụ “thâu tóm” lớn. Kem Tràng Tiền trị giá 500 tỷ đã được ông Hà Văn Thắm - chủ tịch Tập đoàn Đại Dương mua lại. Đây là một trong những chiến lược đẩy mạnh kinh doanh bán lẻ, nhằm xây dựng chuỗi bán lẻ lớn nhất Việt Nam với tên Ocean Mart. Bên cạnh đó, vị “đại gia” trẻ tuổi này cũng đã hướng OceanBank sang lĩnh vực kinh doanh bán lẻ và trở thành Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2013 - danh hiệu do Tạp chí uy tín Global Banking & Finance Review (Anh) trao tặng.