QC Vốn điều lệ có ảnh hưởng đến tiền thuế không?

Thảo luận trong 'Quảng cáo tổng hợp' bắt đầu bởi hotrotinviet, 25/9/24.

  1. hotrotinviet PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    29/12/19
    Ngay từ khi thành lập công ty thì một trong những yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp đó chính là vốn điều lệ của công ty. Vốn điều lệ đối với một công ty rất quan trọng, nó liên quan đến nhiều vấn đề pháp lý khác từ việc nộp thuế môn bài cho đến trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu. Để tìm hiểu về vấn đề này, mời quý khách theo dõi bài viết dưới đây của Kế Toán Tín Việt.

    [​IMG]


    Vốn điều lệ là gì?

    Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

    – Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty.
    – Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.
    – Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tổ chức, cá nhân được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật doanh nghiệp

    Ý nghĩa của vốn điều lệ của công ty:
    - Là phạm vi chịu trách nhiệm tài sản của công ty đối với các đối tác.
    - Đối với trường hợp doanh nghiệp tư nhân thì có vốn đầu tư, được biểu thị trong giấy đề nghị đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên vì tính chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp tư nhân, ý nghĩa của vốn điều lệ không được đặt ra.

    Mức vốn điều lệ đối với các doanh nghiệp
    – Loại hình công ty phổ biến hiện nay là TNHH hoặc CP, đối với những loại hình này thì công ty phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp đã cam kết góp vào công ty. Ví dụ quý vị để vốn điều lệ công ty là 1 tỷ thì nếu công ty có bất trắc xảy ra thì quý vị phải chịu trách nhiệm hữu hạn là 1 tỷ.
    – Trong trường hợp quý vị chọn vốn điều lệ của công ty ở mức thấp hoặc quá thấp: Tính chịu rủi ro của quý vị sẽ giảm xuống, nhưng quý vị sẽ không thể tạo được nhiều niềm tin cho đối tác.
    – Trong trường hợp quý vị chọn vốn điều lệ ở mức cao: Tính chịu rủi ro của quý vị sẽ tăng lên, nhưng quý vị sẽ tạo được nhiều niềm tin cho đối tác, nhưng nếu quý vị đăng ký vốn điều lệ quá cao so với số vốn thực sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện sổ sách kế toán, thực hiện nghĩa vụ tài chính…

    Lựa chọn vốn điều lệ phù hợp

    Khi chọn vốn điều lệ của công ty, quý vị nên cân nhắc xem về tình hình tài chính của công ty, nếu như quý vị đã có sẵn nhiều đối tác, khách hàng trước khi thành lập thì quý vị có thể để vốn tương đối cao, như vậy quý vị có thể dễ dàng khiến đối tác của mình yên tâm trong việc hợp tác.
    Trong trường hợp quý vị là người đang đi tìm thị trường tiềm năng thì quý vị có thể để một số vốn tương đối chút, đừng cao quá, sau này khi công ty đã ổn định thì có thể dễ dàng tăng vốn điều lệ công ty. Việc tăng vốn điều lệ cực kỳ dễ dàng nên quý vị có thể yên tâm.

    Vốn điều lệ có ảnh hưởng gì tới thuế phải đóng của công ty hay không?

    Vốn điều lệ ảnh hưởng đến một loại thuế duy nhất phải đóng của công ty là thuế môn bài.
    - Nếu Vốn điều lệ công ty từ 10 tỷ trở xuống: Thuế môn bài phải đóng là 2.000.000 đ/ năm
    - Nếu Vốn điều lệ công ty trên 10 tỷ: Thuế môn bài phải đóng là 3.000.000 đ/ năm.
    - Nếu công ty thành lập trong 06 tháng đầu năm ( 01/01 đến 30/06) thì phải đóng 100% mức thuế môn bài theo quy định
    - Trong trường hợp thành lập công ty trong 06 tháng cuối năm ( 01/07 đến 31/12) thì phải đóng 50% mức thuế môn bài theo quy định.
    - Vốn điều lệ công ty không cần chứng minh hoặc ký quỹ ngân hàng. Trừ trường hợp một số ngành nghề có yêu cầu chứng mình vốn.
     
    #1

Chia sẻ trang này