Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Nước ta vẫn chưa có ý định nâng cấp một số loại vũ khí khá quan trọng. Thực chất có nhiều vũ khí sở hữu tầm chiến lược trong chiến tranh nhưng chưa được quân đội quan tâm nâng cấp. Dĩ nhiên, việc nâng vũ khí còn nằm trong ý đồ chiến thuật lúc giao tranh. Tuy nhiên, một số vũ khí mang tính chiến lược giờ đang quá lạc hậu được xem là một dấu hỏi lớn trong quân đội Việt Nam. Máy bay ném bom Không cần bàn nhiều cũng biết khả năng máy bay ném bom tiêu diệt mục tiêu là một lợi thế không nhỏ trong chiến tranh. Nhất là khi đã biết “sinh lực” của địch đang nằm ở một vị trí rộng lớn thì việc dùng máy bay thả bom sẽ mang lại hiệu quả mà khó có khí tài nào sánh kịp. Máy bay B-1 của Mỹ đang cắt bom diệt mục tiêu Trong biên chế không quân có rất nhiều máy bay hiện đại có khả năng mang bom. Nhưng nếu xét về độ chuyên dụng thì chỉ có hai gương mặt sáng giá là máy bay ném bom IL-28 và C-130 (thu được của Mỹ sau chiến tranh). Tuy nhiên, vì quá cũ kỹ IL-28 đã được cho nghỉ hưu toàn bộ, tính ra chỉ còn C-130 là có khả năng ném bom. Việt Nam chỉ có C-130 thu được của Mỹ là có khả năng "rải bom" Sau giải phóng, quân ta thu được vài chiếc C-130 hoạt động tốt và dùng nó cho cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam. Đặc biệt, với cải tiến của ta thì máy bay C-130 theo phương án thiết kế mới có thể thả loại bom 7 tấn bằng dù. Dù từng bị ta bắn rơi nhưng biến thể B-52H vẫn rất đáng gờm Phát sinh xảy ra là khi dùng phương án thả bom bằng dù thì hệ thống radar dẫn đường ở mặt đất phải tốt. Đặc biệt, lúc bay trên vùng biển thì hệ thống radar này chưa biết có hiệu quả hay không. Do đó, trong trường hợp muốn bảo vệ chủ quyền biển đảo, việc sở hữu một chiến máy bay ném bom sẽ mang lại lợi thế không nhỏ. Nga có Tu160, Tu-95 làm đại diện Máy bay ném bom hiệu quả cũng cần rất nhiều yếu tố phụ trợ cho nó như: máy bay tiếp nguyên liệu, máy bay chiến đấu bảo vệ,… Chính vì thế máy bay ném bom có thể xem như “tàu sân bay” trên bầu trời. Khiến cho các cường quốc trên thế giới liên tục quan tâm nâng cấp sao cho khí tài này càng trở nên hiện đại. Chẳng hạn, Nga có Tu-160; Mỹ có pháo đài bay B2, B-52H (biến thể của B52); Trung Quốc có H6-K (phiên bản nhượng quyền sản xuất của Tu-16). Mỹ có B-2 và biến thể B52-H Xe tăng Xe tăng là lực lượng có hỏa lực mạnh, chủ lực trong nhiệm vụ tấn công, đánh chiếm, bình định các khu vực mặt đất của đối phương. Nói cách khác, xe tăng chiến đấu chủ lực là vũ khí thiên về tấn công. T-54 vẫn là xe tăng chủ lực của ta Đó là chưa kể trong khi lâm trận chỉ xe tăng che chắn rất hiệu quả cho bộ binh, cũng như tiêu diệt tốt các công sự hay điểm cố thủ của kẻ địch. Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), cuối những năm 1970 Việt Nam đã nhận viện trợ một số lượng nhỏ xe tăng chiến đấu chủ lực T-62. Vào thời điểm đó, đây được xem là loại xe tăng hiện đại nhất của lực lượng tăng – thiết giáp Việt Nam. Việt Nam cũng có T-62 nhưng không nhiều Xe tăng T-62 có trọng lượng 40 tấn, dài 9,34m, rộng 3,30m và cao 2,40m. Giáp xe được đánh giá là dày hơn so với T-54/55 nhưng được đúc bằng thép thường nên dễ bị tổn thương trước đạn chống tăng. Tuy nhiên, Việt Nam có vẻ không hào hứng với việc mua mới T-62 mà thay vào đó chú trọng nâng cấp T-54. Chú trọng nâng cấp T-54 Lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam đã hiện đại hóa khoảng 10 tiểu đoàn xe tăng T-54 (khoảng hơn 310 xe) theo trang Militaryphotos.net cho biết. Cũng theo nguồn dữ liệu này, vào thời điểm năm 2010 trong trang bị của quân đội Việt Nam có 850 xe tăng T-54/55 do Liên Xô chế tạo. Ngoài ra, tại Việt Nam còn có khoảng 350 xe tăng hạng trung T-59, là phiên bản hiện đại hóa của T-54. Chúng ta không mua T-72 dù đã chế tạo thành công giáp phản ứng nổ Điều đó, cũng đồng nghĩa với việc lực lượng xe tăng của ta còn rất lạc hậu vì hầu như chỉ chú trọng nâng cấp dàn xe đã quá cũ mà không có hợp đồng mua sắm gì mới. Dù vào năm 2005, Việt Nam và Ba Lan đã thảo luận hợp đồng mua 150 T-72M1. Tuy nhiên, sau đó hợp đồng này không thực hiện được do nhiều vấn đề thỏa thuận không đạt được. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến cho lực lượng xe tăng của ta chưa thể có thêm loại hiện đại hơn. Pháo tự hành Pháo binh vốn được xem là lực lượng quan trọng trong quân đội. Trong lịch sử, lực lượng pháo binh của ta cũng đã từng góp sức to lớn trong những chiến thắng quan trọng. Chiến tranh hiện đại đã cho thấy vai trò quan trọng của pháo binh mà biến thể chính là pháo tự hành. Vì chúng có hỏa lực mạnh, bảo vệ được tổ chiến đấu, đó là chưa kể đến khả năng cơ động trên chiến trường. SU-122 ảnh trên và SU-152 ảnh dưới Ngoài số pháo tự hành được Nga viện trợ trong chiến tranh là Su-122, SU-152,… có tầm bắn không quá 20 km. Pháo tự hành Việt Nam chỉ có một đại diện đáng tự hào là M 107, biệt danh “vua chiến trường” (thu được của Mỹ), với tầm bắn lên đến gần 40km nếu được trang bị đạn tăng tầm. M107 qua thời gian cũng nằm lại gần hết ở bảo tàng do thiếu phụ tùng thay thế Do còn lượng lớn pháo xe kéo mà tiêu biểu là M46 nên Việt Nam tỏ ra không mặn mà lắm với với pháo tự hành. Trong khi đó xu hướng chung của các nước quân sự tiên tiến, pháo tự hành đang dần thay thế các loại pháo khác. Việt Nam còn rất nhiều pháo xe kéo M46 Thực chất, pháo tự hành chỉ đơn giản được chế lại từ thân xe tăng và chế thêm giá đỡ pháo cùng vài chi tiết khác để tiện trong việc di chuyển, tăng tính cơ động. Nếu chúng ta có những cải tiến hợp lý và sớm hơn cho loại khí tài này thì hẳn chúng sẽ giúp tiềm lực quân sự Việt Nam tăng lên đáng kể.