Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Đời người có 3 việc lớn nhất là “Tậu trâu – Cưới vợ – Làm nhà”, do vậy làm nhà hoàn toàn là một việc trọng đại của đời người. Ngôi nhà không chỉ là nơi bạn nghỉ ngơi sinh hoạt mà còn là không gian để gắn kết, sum vầy gia đình sau những giờ lao động mệt nhọc. Xây nhà là cả một quá trình và cũng là tâm huyết của gia chủ và toàn thể đội ngũ thiết kế và thi công. Việc thiết kế kiến trúc trước khi triển khai xây dựng giúp tạo nên một không gian sống đẹp, tiện ích, đáp ứng đầy đủ công năng và một môi trường sống thuận tiện, thoải mái cho gia chủ. Trong xây dựng, bản vẽ thiết kế kiến trúc cũng giống như tấm bản đồ giúp cho chủ đầu tư cũng như đơn vị thi công nắm được toàn bộ các thành phần kỹ thuật trong một ngôi nhà, từ móng nhà, mặt bằng công năng, hình ảnh 3D của ngôi nhà cho đến bản vẽ chi tiết đường điện, đường nước của ngôi nhà. Vì sao cần thiết kế kiến trúc trước khi xây nhà? Đảm bảo tính pháp lý cho công trình Bản thiết kế sẽ đảm bảo cho bạn có một ngôi nhà ưng ý nhất Bản vẽ thiết kế nhà giúp tiết kiệm kinh phí và hạn chế phát sinh Tính toán được phong thủy phù hợp với gia chủ khi thiết kế Giúp quản lý được số lượng và chất lượng vật tư xây dựng Bản thiết kế kiến trúc giúp việc sửa chữa sau này được dễ dàng hơn Đối với một bản vẽ thiết kế kiến trúc hoàn chỉnh sẽ phải bao gồm đầy đủ 3 yếu tố sau 1. Phần kiến trúc Đó là kiểu dáng ngôi nhà từ ngoài vào trong. Phối cảnh mặt ngoài sẽ giúp gia chủ hình dung được kiểu dáng màu sắc của ngôi nhà sau khi thi công xây dựng hoàn thiện. Mặt bằng từng tầng chính là mặt cắt của ngôi nhà theo từng tầng thể hiện vị trí kính thước của từng mảng tường, cách đặt vị trí cầu thang, bố trí các phòng, diện tích bố trí từng phòng. Phần này thường có ghi chú rõ ràng để gia chủ dễ hiểu nhất 2. Phần hồ sơ kết cấu Phần hồ sơ kết cấu sẽ bao gồm: – Ghi chú quy cách chung trong quá trình thiết kế và thi công – Mặt bằng móng, chi tiết móng – Mặt bằng định vị cột, chi tiết kết cấu cột – Mặt bằng định vị dầm, chi tiết dầm tầng – Mặt bằng kết cấu sàn tầng – Mặt bằng định vị lanh tô, chi tiết kế cấu lanh tô – Thống kê cốt thép 3. Phần điện nước – Hồ sơ thiết kế chiếu sáng – Hồ sơ thiết kế ổ cắm – Hồ sơ thiết kế internet( Nếu có) – Hồ sơ thiết kế Truyền hình cáp( Nếu có) – Hồ sơ thiết kế điện thoại( Nếu có) – Sơ đồ điện thông minh(Miễn phí – Nếu có) – Thống kê vật tư – Hồ sơ thiết kế cấp thoát nước – Thống kê vật tư
Để tránh rủi ro “tiền mất tật mang” nên việc tìm được đơn vị thiết kế thi công nhà xưởng phù hợp với doanh nghiệp là điều cần phải cân nhắc ở nhiều khía cạnh. Các bạn hãy cùng SONG NAM tìm hiểu về các vấn đề xung quanh chủ đề này nhé! 1. Làm thế nào chọn được đơn vị thiết kế thi công nhà xưởng phù hợp? Hãy lựa chọn dịch vụ thiết kế thi công nhà xưởng theo những tiêu chí như sau: – Đơn vị thiết kế phải có trụ sở, địa chỉ công ty rõ ràng – Xem xét kinh nghiệm, đội ngũ kỹ sư lâu năm, nhân công không quá mỏng – Tìm hiểu review, phản hồi tích cự từ khách hàng đối với các công trình thực tế – Xem xét số lượng công trình thực tế công ty đã triển khai hoàn thiện – Chi phí thi công phù hợp với tài chính gia đình và quy mô công trình – Thời gian thiết kế thi công xây dựng tối ưu nhất và tiến độ đúng với thỏa thuận hai bên. 2. Bảng báo giá cho dịch vụ thiết kế thi công nhà xưởng Đối với từng khu vực thi công và tại mỗi thời điểm khác nhau, sẽ dẫn đến sự chênh lệch chi phí giữa các tỉnh thành ở từng hạng mục trong dịch vụ xây dựng, thi công nhà xưởng. Nhìn chung, bảng giá xây dựng nhà xưởng bao gồm các cấu phần như sau: – Vật tư xây dựng dùng cho nhà xưởng – Số lượng nhân công dùng cho thi công – Máy móc cho công trình thi công – Chi phí cho các giải pháp phục vụ trong thi công – Những chi phí liên quan như điện nước, phí vận chuyển, phí phát sinh, … Để có thể nhận được tư vấn và bảng giá chi tiết cho từng hạng mục công trình, xin vui lòng liên hệ tới hotline 0769861168, bộ phận thiết kế kỹ thuật SONG NAM gửi bảng báo giá chi tiết với nhu cầu và dự án của riêng bạn.
Kiến trúc sư (Architect) là người có vai trò lên ý tưởng, thiết kế quy hoạch, thiết kế mặt bằng, không gian nội thất, cảnh quan,… trên cơ sở đưa ra những giải pháp kiến trúc về công năng, tính thẩm mỹ, biện pháp kỹ thuật cho các công trình. Đồng thời họ cũng chịu trách nhiệm giám sát và theo dõi quá trình xây dựng công trình, đảm bảo công trình được thực hiện theo đúng bản vẽ, kế hoạch đã đặt ra. Để hiểu rõ hơn về vị trí công việc này cũng như các yêu cầu tuyển dụng, hãy cùng SONG NAM tìm hiểu chi tiết ngay sau đây! Kiến trúc sư phải vận dụng chất xám, sự sáng tạo và đôi tay tài hoa để thiết kế nên những công trình đáp ứng được nhu cầu sử dụng và tính thẩm mỹ. Mục đích của họ là tạo nên một thiết kế tổng thể mang kiến trúc mới lạ, đẹp mắt và an toàn tại một khu vực nhất định nào đó (khu dân cư, khu công nghiệp, cảnh quan đô thị,…). Theo đó, công việc của kiến trúc sư đảm nhận (tùy vào từng lĩnh vực) như sau: Thiết kế quy hoạch – Khảo sát tình hình thực tế để biết rõ hiện trạng xây dựng liên quan đến: hệ thống đường sá, mạng lưới điện, nước, sự phân bố dân cư,… – Tiến hành chụp ảnh, ghi chép và gặp gỡ dân địa phương, những người liên quan để trao đổi ý kiến cũng như tìm kiếm ý tưởng. – Vạch ra kế hoạch công việc và bắt đầu thiết kế: vẽ mặt bằng, mặt đứng, phối cảnh,… – Hoàn thành hồ sơ thiết kế bản vẽ và bảo vệ trước cơ quan chức năng, chủ đầu tư,… – Công việc thường được thực hiện theo nhóm vì có quy mô rộng rãi và phức tạp. Tư vấn thiết kế kiến trúc công trình – Khảo sát thực địa, lên kế hoạch công việc, lên ý tưởng, vẽ hình mẫu, làm việc trực tiếp với các kỹ sư và chuyên gia, hoàn thành hồ sơ thiết kế và bảo vệ với các bên liên quan. – Sau khi công trình được duyệt và áp dụng thi công, kiến trúc sư cần phải đi giám sát công trình, cụ thể là kiểm tra xem công trình có được thi công theo đúng số liệu của bản thiết kế hay không. Thiết kế nội thất – Trò chuyện, tìm hiểu để nắm được tâm lý, sở thích, nhu cầu của chủ nhà và tìm ra hướng thiết kế phù hợp nhất. – Thiết kế, lựa chọn và sắp xếp, bố trí nội thất bên trong công trình như: bàn, ghế, tủ, đèn, trang trí tường, trần nhà, sàn,… sao cho đảm bảo tính đồng bộ, hài hòa và đẹp mắt. Thiết kế cảnh quan – Thiết kế cảnh quan phong cảnh, cảnh quan đô thị hoặc cảnh quan chuyên biệt. – Thiết kế, chọn lọc và sắp xếp các hình khối chính xác vào trong một chỉnh thể sao cho hài hòa và đồng nhất như: hồ nước, bầu trời, thảm cỏ, cầu vượt,… – Cần có sự hiểu biết về kiến thức sinh thái để có thể thiết kế phù hợp với môi trường thiên nhiên. Ngoài ra: Công việc của kiến trúc sư cần phải phối hợp với các bên liên quan để xác thực tính khả thi của bản vẽ, tính đồng nhất so với công trình thực tế, đảm bảo không vi phạm những quy định về quy hoạch, môi trường. Trực tiếp ra hiện trường để tư vấn giám sát chất lượng công trình và tiến độ thi công. Lập bảng báo cáo tiến độ công việc, đánh giá tình hình chung và độ khả thi của dự án để trình lên chủ đầu tư, khách hàng, đề xuất hướng xử lý sự cố (nếu có) Kỹ năng của kiến trúc sư: Để trở thành một kiến trúc sư bạn cần có các kỹ năng sau: 1. Khả năng vẽ Đây là kỹ năng bạn buộc phải có nếu muốn theo nghề kiến trúc sư. Mặc dù năng lực tư duy thẩm mỹ và khả năng nhận thức, tạo dựng cái đẹp quan trọng hơn kỹ năng vẽ. Tuy nhiên, nếu không thể vẽ bạn sẽ khó theo nghề kiến trúc bởi vì vẽ chính là công cụ giúp bạn thể hiện các ý tưởng kiến trúc. 2. Tư duy logic, óc thẩm mỹ Các kiến trúc sư phải có óc thẩm mỹ tốt, phong phú để có thể sáng tạo nên những công trình kiến trúc mới mẻ, độc đáo. Đồng thời, họ cũng cần đến tư duy logic của một nhà khoa học để tạo ra các tác phẩm kiến trúc với vẻ đẹp hoàn hảo, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của khách hàng. 3. Kỹ năng thuyết trình Việc tạo ra các bản vẽ thiết kế chưa đủ mang lại thành công cho kiến trúc sư. Bởi vì họ còn phải thuyết phục được khách hàng, chủ đầu tư chấp nhận thiết kế đó. Lúc này bạn sẽ cần đến kỹ năng thuyết trình để bảo vệ thiết kế và giành chiến thắng. 4. Biết lắng nghe Đây là kỹ năng rất quan trọng với kiến trúc sư. Chỉ khi lắng nghe hiệu quả họ mới hiểu được nhu cầu của khách hàng và tạo nên những bản vẽ phù hợp với yêu cầu của họ. Hơn nữa, kiến trúc sư gần như là người đứng mũi chịu sào, là đối tượng nhận gạch đá trước những khen chê của các tác phẩm kiến trúc. Vì vậy, biết lắng nghe đôi khi sẽ giúp bạn nhận được nhiều điều thú vị hơn bạn có thể nghĩ đến. 5. Chịu được áp lực Công việc của kiến trúc sư khá áp lực. Nhiều lúc họ phải thức đêm để hoàn thành bản vẽ. Cũng có khi những thiết kế tưởng như rất hoàn hảo của họ lại nhận về những chỉ trích, chê bai. Vì vậy, để theo nghề này bạn cần có bản lĩnh lớn, sẵn sàng đối mặt với những thách thức và chịu được áp lực cao. 6. Kỹ năng toán học Trong công việc kiến trúc sư thường phải tính toán, đo lường các hạng mục công trình, các chi tiết kiến trúc. Vì vậy bạn bắt buộc phải có kỹ năng toán học tốt nếu muốn theo nghề này.
Với sự phát triển của xã hội và nhu cầu sống của con người ngày càng cao. Chính vì vậy, để có được một ngôi nhà kiến trúc đẹp, không gian thoáng mát và mang lại cảm giác an toàn, bình yên cho các thành viên trong gia đình, trước khi xây nhà, bạn cần lưu ý những tư vấn thiết kế dưới đây: Chọn kiến trúc sư và nhà thầu Để xây dựng được một công trình hay nhà ở phụ thuộc rất nhiều vào việc tư vấn thiết kế kiến trúc. Việc lựa chọn kiến trúc sư vừa phải đảm bảo để việc thi công trở nên dễ dàng giúp tiến độ công trình được hoàn thành đúng với thời hạn mà còn phải tạo ra được cái nhìn đẹp về thẩm mỹ và công năng sử dụng. Công trình có đẹp hay không, phù hợp với những yêu cầu bạn đưa ra hay không hay đơn giản là thuận tiện với những sinh hoạt, hoạt động hằng ngày bởi cách thiết kế kiến trúc ngay từ đầu. Thường thì nhiều người sẽ thuê đơn vị tư vấn kiến trúc cho ngôi nhà của mình nhưng nếu bạn không thuê người tư vấn, thiết kế về kiến trúc thì bạn cũng cần định hình trong đầu mình những điều cơ bản về ngôi nhà như diện tích, không gian… Ngoài ra, bản thân các gia chủ phải chủ động quan sát, dành thời gian xem xét, đọc các tạp chí, sách, báo về nhà đẹp… để bồi dưỡng thêm kiến thức của mình. Xác định mục đích sử dụng Gia đình bạn cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật để tiến hành thi công xây dựng nhà ở trong trường hợp đất đó không thuộc phần đất ở được cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất. Bố trí không gian sân vườn Nếu nhà bạn ở thành phố, khu dân cư đông đúc hay chung cư cao tầng, với diện tích chật chội không có điều kiện làm vườn to, thì cũng không nên lo lắng. Bất kể diện tích vườn lớn hay nhỏ, tác dụng của nó cũng không thay đổi hay giảm bớt. Đôi khi chỉ cần một chậu cây cũng có thể mang đến một diện mạo hoàn toàn khác cho không gian. Thiết kế kiến trúc nội thất bên trong ngôi nhà Thiết kế nội thất giúp cách bài trí căn nhà trở nên thoáng đãng, sang trọng. Thiết kế kiến trúc nội thất là sự phối hợp hài hòa màu sắc, ánh sáng, thẩm mỹ kiến trúc, các vật trang trí để tạo một môi trường sống thuận tiện, thoải mái và cả niềm tự hào cho gia chủ. Tránh thay đổi nhiều trong quá trình thiết kế Trước khi bắt tay vào thiết kế nhà, gia chủ và kiến trúc sư cần thảo luận, tính toán kĩ để đưa ra một phương án thiết kế hợp với mong muốn của gia chủ. Việc thiết kế tốn rất nhiều thời gian và công sức, vì thế hãy chắc chắn rằng đó là bản thiết kế hoàn thiện nhất. Tránh trường hợp khi đã có bản về thiết kế rồi mới thêm, bớt phòng hay chỉnh sửa kiến trúc ngôi nhà. Ngoài ra, phong thủy là một điều tương đối quan trọng của người Việt, một ngôi nhà hợp phong thủy và theo mong muốn thì bạn vẫn cần phải tham khảo khá nhiều người, đồng thời chi phí cũng không hề nhỏ. Liên hệ Tư vấn thiết kế: CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN DỰ ÁN SONG NAM Trụ sở chính: 98 Trần Quang Khải, P. Tân Định, Quận 1, TP HCM Hotline: 0769 861 168 Điện thoại: + (84.28) 3848 4995 – Fax: + (84.28) 35 265 269 Email: songnam09@gmail.com Website: songnam.net
Giai đoạn đầu tiên của bất kỳ công trình xây dựng nào đều có quy trình tư vấn thiết kế kiến trúc. Nó cho phép bạn tạo một hình ảnh về cấu trúc tương lai và tính toán lượng vật liệu xây dựng chính xác. Độ bền của ngôi nhà và sự thoải mái khi sống trong đó phụ thuộc vào tính đúng đắn của dự án thiết kế kiến trúc. Bên cạnh đó, có rất nhiều chi tiết cần xem xét khi phát triển thiết kế kiến trúc. Một dự án được thiết kế sai có thể dẫn đến những hậu quả tai hại và lãng phí tiền bạc. Vậy thiết kế kiến trúc là gì, tại sao nó lại quan trọng và bản thân quy trình tư vấn thiết kế kiến trúc là gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé Thiết kế kiến trúc là gì? Thiết kế kiến trúc được hiểu là việc bố trí không gian và phân khu chức năng theo nhu cầu sử dụng. Nói một cách khác thì thiết kế kiến trúc là sự pha trộn các yếu tố về khoa học, thẩm mỹ, nghệ thuật để tạo nên một công trình hoàn thiện. Ngoài ra, khi đi vào chi tiết còn bao gồm rất nhiều công việc khác như: kết cấu, ốp lát, chiếu sáng, cấp thoát nước, internet,…nhằm tạo ra một không gian sống đẹp, chất lượng cao, tiện nghi, đầy đủ công năng tạo nên một môi trường sống thoải mái, dễ chịu và là niềm tự hào cho chủ nhân. Bản chất của thiết kế kiến trúc công trình là sự tương quan giữa các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn xây dựng và các yếu tố thẩm mỹ trong thiết kế, quy hoạch công trình. Một công trình kiến trúc đẹp không thể thiếu bàn tay của Kiến trúc sư. Và công việc của người KTS chính là tư vấn vấn thiết kế kiến trúc. Thiết kế kiến trúc không chỉ là hình học thuần túy mà còn là yếu tố trong nhận thức về không gian và tính thẩm mỹ. Các đường chỉ thể hiện hình dạng, kích thước và vị trí của các không gian khác nhau. Khi làm việc trong một dự án kiến trúc, chuyên gia phải tính đến nhu cầu và nguồn lực của khách hàng, các đặc tính thẩm mỹ và kỹ thuật của đối tượng, và tất nhiên, các quy tắc xây dựng. Nhiệm vụ chính của thiết kế trong kiến trúc là tìm ra các giải pháp xây dựng tối ưu, sử dụng các kỹ thuật khác nhau và lựa chọn vật liệu để tạo điều kiện thoải mái và thẩm mỹ cho cuộc sống, công việc và giải trí. Thiết kế kiến trúc bao gồm các đối tượng sau: Thiết kế kiến trúc công trình dân dụng. Công việc được tiến hành nhằm thiết kế diện mạo của ngôi nhà, nội thất và khu vực địa phương. Thiết kế kiến trúc và xây dựng công trình công cộng. Danh mục này bao gồm văn phòng, ngân hàng, trung tâm mua sắm và cửa hàng. Các nhà thiết kế và kiến trúc sư đang làm việc để tạo ra một hình ảnh của tòa nhà sẽ thu hút khách hàng. Thiết kế kiến trúc và đô thị. Các dự án tòa nhà và công trình tiện dụng trong các khu công nghiệp đô thị được phát triển có tính đến các đặc điểm cụ thể của đối tượng, vị trí của nó, đặc điểm của cảnh quan xung quanh và điều kiện khí hậu. Thiết kế kiến trúc và xây dựng các công viên, quảng trường, bờ kè, quảng trường thành phố, đường phố. Nó bao gồm việc quy hoạch các địa điểm công cộng và các lô đất ở nông thôn. Song Nam được phát triển từ bộ phận tư vấn thiết kế kiến trúc bao gồm: tư vấn thiết kế, lập dự án đầu tư, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán, tư vấn thẩm tra, đến tư vấn lựa chọn nhà thầu và tổ chức quản lý, giám sát quá trình thi công ngoài công trường.
Tư vấn thẩm tra hồ sơ thiết kế kỹ thuật Thẩm tra thiết kế kỹ thuật là thẩm tra thiết kế kiến trúc, thẩm tra thiết kế kết cấu, thẩm tra thiết kế cơ điện, thẩm tra thiết kế hạ tầng. Thẩm tra thiết kế kỹ thuật Cao ốc văn phòng Phổ Quang Việc đầu tiên của thẩm tra thiết kế kỹ thuật là kiểm tra, đối chiếu hồ sơ thiết kế kỹ thuật so với hồ sơ thiết kế cơ sở và xin giấy phép xây dựng đã được cấp. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật không được vượt các chỉ tiêu, ranh giới mà giấy phép xây dựng quy định. Đối với các yêu cầu bổ sung, thay đổi trong giấy phép PCCC, hồ sơ thiết kế kỹ thuật phải điều chỉnh cho phù hợp. Phần quan trọng nhất của việc thẩm tra thiết kế kỹ thuật là thẩm tra thiết kế kết cấu, phần thiết kế ảnh hưởng rất nhiều tính an toàn và kinh tế của công trình. Vì hồ sơ xin phép xây dựng của giai đoạn thiết kế, cơ quan quản lý nhà nước chỉ quan tâm nhiều đến các chỉ tiêu kiến trúc (Sở quy hoạch kiến trúc và sở xây dựng) và cơ điện (Sở cảnh sát PCCC), nên hồ sơ thiết kế kết cấu đến giai đoạn thiết kế kỹ thuật mới được đơn vị tư vấn độc lập thẩm tra. Theo quy định hiện hành thì các công trình có diện tích sàn xây dựng lớn hơn 250m2 cũng phải nộp kèm hồ sơ thiết kế kỹ thuật kết cấu được thẩm tra kết cấu cho cơ quan quản lý nhà nước thẩm định (Bộ/ Sở xây dựng hoặc phòng quản lý đô thị quận huyện) trước khi được cấp phép thi công xây dựng. Phần lớn các đơn vị thẩm tra thiết kế quan tâm đến vấn đề an toàn, nghĩa là nếu hồ sơ thiết kế có dư thiên về an toàn thì đơn vị thẩm tra có xu hướng đồng tình phê duyệt. Tuy nhiên, nếu chủ đầu tư yêu cầu về thẩm tra tính hiệu quả kinh tế hay thiết kế tối ưu thì Song Nam cũng sẽ làm rõ với thiết kế về chọn hệ số an toàn phù hợp cũng như phương án thiết kế tối ưu của từng bộ môn.