Truyền thuyết ở vùng rừng U Minh

Thảo luận trong 'Truyện' bắt đầu bởi sinnguyen, 30/9/14.

  1. sinnguyen PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    21/8/14

    "Nhắn ai đi về miền đất phương Nam
    Trời xanh mây trắng, soi dòng Cửu Long Giang
    Mênh mông rừng tràm, bạt ngàn dừa xanh.
    Tiếng chang đước đong đưa, nhớ người xưa từng ở nơi này
    Cho ta thêm yêu dấu chân ngàn năm đi mở đất
    Cho ta thêm yêu bầy chim sáo sổ lồng"


    Mấy ai có thể quên được,bài ca về vùng đất phương nam đầy nghĩa tình. Đây là bài ca,bộ phim về con người hiền lành,chất phát, và cuộc sống bương trãi của họ trong thời loạn lạc bấy giờ. Mỗi khi du lịch Cà Mau du lịch đến với nơi tận cùng ,vùng miền cực Nam của tổ quốc,bạn sẽ được nghe kể rất nhiều truyền thuyết về thiên thiên và cuộc sống của con người nơi đây. Một trong những truyền thuyết đó có truyện "Người săn hổ cuối cùng".
    [​IMG]
    Truyện kể rằng
    Ở rừng U Minh ngày nay, vẫn thường nghe kể chuyện những thợ săn huyền thoại ở vùng "rừng thiên nước độc" . Tìm lại huyền thoại Từ thành phố Cà Mau, tôi tìm về Hòn Đá Bạc, huyện Trần Văn Thời. Những người trẻ chạy xe ôm ở đây đều lắc đầu khi nghe tôi hỏi thăm ông Tám thợ săn. Thời họ sinh ra, rừng U Minh đã cạn kiệt lắm rồi. Bất ngờ một lão nông đang lưới cá ven sông hỏi lại: “Tìm ông Tám Ảnh đánh hổ hả? Nhà ổng ở miệt dưới xã Khánh Bình Tây. Ở đây, phải hỏi ông đánh hổ người ta mới biết, chứ hỏi thợ săn thì nhiều lắm”. Nhà ông Tám Ảnh nằm cặp con kênh đào. Ông Tám Ảnh đang đi lấy nước, hai tay xách nhẹ nhàng hai xô 20 lít. Nếu ông không tự giới thiệu, có lẽ hiếm ai tin nổi ông đã 83 tuổi. Nghe tôi hỏi chuyện săn hổ, ông cười khà khà: “Ờ, thì hồi đó rừng U Minh vẫn còn hổ. Mình ở giữa rừng đụng nó, nếu không hạ nó thì nó cũng vồ mình”. Ông tên thật là Tạ Văn Ảnh, được bà mụ cắt rốn chôn nhau ở huyện Ngọc Hiển. Thời trai tráng, ông đã lang bạt khắp rừng U Minh Hạ, U Minh Thượng trước khi về định cư ở xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời. Ông không chắc cụ cố mình có làm nghề thợ săn không, nhưng từ đời ông nội đến đời ông đều sống nhờ rừng. Tía ông từng là một thợ săn nổi tiếng ở cả miệt đất rừng U Minh. Ông Tám Ảnh mới 11 tuổi đã được tía tập tành cho theo săn. Tía bắt ông dầm nước đìa lạnh buổi sáng, phơi lưng trần buổi trưa để chịu đựng thiên nhiên khắc nghiệt. Tía dạy ông cách sử dụng giáo nhọn và các đường roi chiến đấu với thú dữ trong rừng. Những lần đi săn, tía cũng dẫn ông đi theo học cách nhận biết dấu hiệu các loài thú và bí quyết đặt bẫy. 16 tuổi, Tám Ảnh đã trở thành một thợ săn thiện nghệ. Tuổi tác tía ông dần xế bóng, ít đi săn dần. Tám Ảnh bắt đầu thay cha lo cho gia đình.

    [​IMG]Thuở Tám Ảnh còn trai tráng, rừng U Minh Hạ vẫn còn nhiều thú vô kể. Ông một mình một giáo bịt đầu thép dài 1,5 m với đàn chó sáu con lang thang trong rừng, cả xóm có thịt ăn. Nhiều bạn săn lớn tuổi, già nghề hơn cũng phải trọng Tám Ảnh. Ông không chỉ có nhiều ngón nghề săn bắt độc, mà còn khét tiếng gan lỳ dám đánh hạ cả hổ. Tám Ảnh không cố tình săn hổ. Cũng như nhiều người sống nhờ rừng khác, ông tin rừng thiêng nước độc luôn có chủ nhân của rừng núi. Và hổ lại là “chúa sơn lâm”, thợ săn nên tránh nó nếu không cần thiết. Tuy nhiên, nghiệp ngày đêm lần mò trong rừng khiến ông không thể giữ được kiêng kỵ này. “Nhiều đêm tui vẫn nằm mơ…” Một buổi chiều, ông và tía thu bẫy bắt được con heo rừng. Hai tía con đang lom khom chuẩn bị xuống xuồng về nhà thì nghe một tiếng gầm ngay sau lưng. “Đụng ông hổ rồi!”, tía ông la lên. Tám Ảnh chưa chạm trán hổ lần nào, nhưng vẫn bình tĩnh xoay người lại, hai tay thủ chắc cây giáo để tía xuống xuồng trước. Con hổ bự hơn ba giạ lúa ngồi chồm chồm cách chỉ mấy mét. Mắt nó long lên dữ tợn. Trong đầu Tám Ảnh văng vẳng lời tía từng dạy: “Đụng hổ phải bình tĩnh mới giữ mạng được. Phải ngó đuôi nó, nếu nó đập đuôi là chuẩn bị vồ. Nó đập đuôi qua trái thì sẽ nhảy sang phải, nếu đập đuôi bên phải thì sẽ nhảy bên trái. Mình phải nhảy ngược lại, mới tránh được cú vồ của nó”. Những mạch máu trong người Tám Ảnh căng lên. Lúc này, tía ông cũng đã lấy được mái dầm dưới xuồng lên phụ với cây giáo nhọn của con. Bất ngờ, con hổ rùng người đập đuôi sang trái. Tám Ảnh cũng vừa nhảy lách sang trái thì bóng con hổ đã lao ụp tới. Không kịp đâm nữa, Tám Ảnh xoay hông, dùng hết sức đánh đòn giáo phạt ngang như đốn cây mà tía đã từng truyền dạy. Thân cây giáo bằng gỗ quí, bự hơn nửa cổ tay Tám Ảnh lia trúng ngay cổ con hổ. Bị dính đòn hiểm, nó đau đớn rơi phịch xuống đất. Đàn chó săn nãy giờ thấy hổ chỉ đứng cúp đuôi, cũng nhao nhao nhào tới. Con hổ gầm lên, rồi phóng thẳng vào rừng. Tía vỗ vai Tám Ảnh khen con và dặn dò: “Từ bận này, con đi rừng phải thiệt cẩn thận. Hổ nó biết oán thù, thế nào cũng sẽ tìm con”.
    Đúng ba tháng sau, con hổ này quay lại tìm Tám Ảnh thật. Lần này, ông đi rừng một mình. Đang lom khom đặt bẫy, ông ngửi thấy mùi khét. Biết có chuyện bất thường, ông xoay mặt lại hướng gió thì con hổ đã nhảy vồ đến. Bị bất ngờ, nhưng đã có kinh nghiệm từ lần trước, ông nhảy lách sang bên tránh kịp trong nháy mắt. Vuốt hổ sượt qua, vồ dính cái nón ông đang đội trên đầu. Vuột mồi, con hổ cay cú nhảy vồ tiếp. Lần này, Tám Ảnh quyết định dùng đòn hiểm để ăn thua đủ với con thú dữ này. Ông không thèm nhảy tránh nữa, mà tự té ngửa ra, hai tay cầm chặt cán giáo đâm thẳng vào cổ con hổ đang nhào lên người ông. Tiếng gầm khủng khiếp vang lên, một tia nước nóng gì đó phụt thẳng vào mặt Tám Ảnh. Trong nháy mắt, cổ con hổ đã bị ngọn giáo đâm xuyên thấu. Nó lồng lên một hồi rồi mới chịu nằm bất động và tắt thở. Tám Ảnh người đỏ máu hổ, kéo xác hổ xuống xuồng, chở về thẳng xóm. Ông cắt hết râu nó trước khi giao cho dân làng xẻ thịt, vì các thợ săn đều tin rằng râu hổ có thể chế thành thuốc độc hại người. Đời săn lang bạt trong các cánh rừng U Minh Hạ, U Minh Thượng của ông Tám Ảnh còn gặp hổ nhiều lần nữa. Về sau ông Tám Ảnh đi bộ đội, bị ù tai vì thủy lôi, nhưng vẫn không từ bỏ hẳn những chuyến đi săn. Là người cắt rốn chôn nhau ở rừng, ông tin chuyện linh thiêng ở rừng xanh. Ông đi săn chỉ vì miếng ăn hằng ngày và chia cho bạn bè, hàng xóm nghèo khó, chứ dứt khoát không bao giờ bán lấy một đồng nào. Mãi sau năm 1975, ông mới giã từ hẳn giáo, bẫy, ở nhà làm ruộng kiếm sống. Bây giờ, ngồi ôn lại chuyện xưa, ông Tám Ảnh lưu luyến: “Nhiều đêm tui vẫn nằm mơ thấy mình đang cùng đàn chó đi săn”. Ông có chín người con và đàn cháu đầy nhà. Nhưng không ai nối nghiệp tía, vì luật lệ và cũng vì rừng U Minh bây giờ không còn nhiều thú nữa. Những đêm trăng đẹp, gia đình quây quần trên manh chiếu trải ngoài sân, ông Tám Ảnh lại kể cho con cháu nghe: “Ngày xưa, rừng U Minh có một người săn hổ cuối cùng …”.

    Theo Nam Thiên Travel
     
    Quan tâm nhiều
    DVDVXVX bởi zomclubcom, 17/12/24 lúc 21:42
    FBFBVB bởi zomclubcom, 17/12/24 lúc 21:44
    FBFBVB bởi zomclubcom, 17/12/24 lúc 21:42
    #1

Chia sẻ trang này