Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Chính phủ Trung Quốc đang thực hiện kế hoạch xây dựng một Blockchain City (thành phố blockchain) trong chuyến vận chuyển quan trọng tới eo biển Malacca của Malaysia. Sự phát triển đã được công bố trong một thông cáo báo chí được chia sẻ vào ngày hôm qua, 26 tháng tư. Trung Quốc hỗ trợ Malaysia phát triển "Blockchain City" mang tên Melaka Straits Công ty xây dựng và kỹ thuật Trung Quốc Wuyi phối hợp với mạng lưới đầu tư SWT International Sdn Bhd cùng nhau khởi động cho dự án chính phủ Trung Quốc hỗ trợ nhằm phát triển thành phố Malacca thành một Blockchain City có tên Melaka Straits. Những người sáng lập dự án đang lên kế hoạch tăng 500 Ringgits Malaysia (120 triệu đô la) trong giai đoạn ban đầu. Xem thêm: ứng dụng blockchain trong giáo dục Mỗi lần phát hành, toàn bộ cơ sở hạ tầng của thành phố sẽ dựa trên công nghệ blockchain, với nền tảng được gọi là nền tảng DMI cung cấp đồng tiền DMI bản địa của nó. DMI sẽ được sử dụng để thanh toán các dịch vụ dựa trên chính phủ trong thành phố và có tính năng trao đổi cho phép khách du lịch Melaka Straits City đổi tiền tệ fiat của họ lấy tiền DMI. Xem thêm: ngành thương mại điện tử Vị trí của “Blockchain City” Melaka Straits. Giám đốc điều hành dự án Lim Keng Kai cho biết " công ty đang ứng dụng công nghệ blockchain tiên tiến nhất tích hợp chúng vào ngành công nghiệp truyền thống biến Malaysia thành một điểm dụ lịch tầm cỡ thế giới. Và đã nhận được sự đồng ý của chính phủ, để biến điều đó thành hiện thực " Xem thêm: phần mềm dạy tiếng anh Trung Quốc đã mở rộng sự hiện diện ở khu vực Thái Bình Dương thông qua các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng và đô thị. Trong bảy năm qua, Trung Quốc đã rót 6 tỷ đô la cho các khoản vay ưu đãi và viện trợ khác vào Papua New Guinea, cảng Moresby với mong muốn khai thác tài nguyên khí đốt, khoáng sản và gỗ tự nhiên. Dự án Vành đai con đường của Trung Quốc cũng có tham vọng biến toàn bộ khu vực Đông Nam Á trở thành sân sau tiêu thụ hàng hóa của mình. Liệu Dubai có thể trở thành Thành phố Blockchain đầu tiên vào năm 2020 không? Chính phủ Trung Quốc có kế hoạch kiến tạo 1.000 thành phố thông minh (smart city), nơi các công nghệ và dữ liệu thu thập được sẽ cải thiện cuộc sống của mọi người dân. Vào tháng 1 năm 2013, Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị – Nông thôn Trung Quốc đã chính thức công bố danh sách các thành phố thông minh thí điểm quốc gia đầu tiên, đề cập đến công nghệ blockchain như là một “lĩnh vực cần được tăng cường và khuyến khích”. Thành phố đầu tiên của tương lai sẽ là Ngân Xuyên, tại đây cư dân đã từ bỏ các khoản thanh toán truyền thống. Bây giờ, thay vì vé và tài liệu giấy thì họ chỉ cần dùng khuôn mặt của mình! Và không bao giờ phải tới tận nơi đi mua sắm vì sản phẩm được đặt hàng thông qua ứng dụng di động. Mặc dù chính quyền có thái độ tiêu cực đối với tiền mã hóa nhưng họ vẫn tin vào công nghệ blockchain. Chiến lược số hóa của đất nước được xác định trong “Kế hoạch 5 năm lần thứ 13” về Thông tin Quốc gia tháng 12 năm 2016 nêu rõ: Internet, điện toán đám mây, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, học máy, blockchain… sẽ thúc đẩy sự phát triển của mọi thứ – kỹ thuật số, mạng và các dịch vụ thông minh sẽ ở khắp mọi nơi. Vào tháng 4 năm 2017, Wuzhen Think Tank đã phát hành whitepaper về sự phát triển của ngành công nghiệp blockchain Trung Quốc. Whitepaper giới thiệu các xu hướng ngành công nghiệp blockchain nội địa và toàn cầu, đồng thời cung cấp kiến thức có giá trị cho các tổ chức nghiên cứu và các doanh nghiệp liên quan. Vài tháng sau đó, Ủy ban Chuyên gia Quốc gia về Công nghệ Bảo mật Tài chính Internet đã công bố Hướng dẫn Tuân thủ Blockchain. Hiện nay, các chính quyền tại Trung Quốc đang tích cực nghiên cứu blockchain về mặt lưu trữ dữ liệu có trật tự hơn. Ngày 24 tháng 4 năm 2018, Văn phòng Kiểm toán Quốc gia Trung Quốc đã thảo luận về việc sử dụng công nghệ này để giải quyết các vấn đề vốn tồn tại trong cơ sở hạ tầng lưu trữ tập trung. Li Ming, một quan chức thuộc Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin tiết lộ rằng kế hoạch tiêu chuẩn quốc gia của Trung Quốc dành cho blockchain đã hoàn thành và sẽ sớm được công bố. Thông tin đã lan rộng rằng các tiêu chuẩn quốc gia blockchain sẽ gồm các tiêu chuẩn bảo mật, kinh doanh và ứng dụng cũng như các tiêu chuẩn về độ tin cậy và khả năng tương tác. Theo kế hoạch, mỗi văn phòng riêng biệt và kiểm toán viên được công nhận sẽ được chỉ định một node riêng biệt, giúp giảm gánh nặng cho chính phủ đồng thời cung cấp một sổ cái có thể theo dõi để ghi lại từng giao dịch. Tuy nhiên, dù chính phủ “bật đèn xanh” nhưng vẫn chưa biết khi nào cuộc thảo luận của dự án sẽ đi vào giai đoạn triển khai. Tuy nhiên, đây là sự công nhận chính thức về một khởi đầu của kỷ nguyên số mới ở Trung Quốc, nó đã tạo động lực lớn cho sự phát triển của công nghệ blockchain. Và giống như trong trường hợp của Estonia, blockchain đã trở thành một giải pháp cho vấn đề an ninh tại Trung Quốc. Năm 2014, một trong những ngân hàng lớn nhất Hồng Kông, Standard Chartered đã mất gần 200 triệu USD do gian lận tín dụng. Kẻ lừa đảo sử dụng các hóa đơn trùng lặp cho cùng một loại hàng hóa để nhận tiền từ ngân hàng. Để ngăn chặn gian lận tài chính, Standard Chartered cùng với một cơ quan chính phủ ở Singapore sử dụng blockchain và phát triển một hàm băm mật mã duy nhất cho mỗi hóa đơn. Các công ty quản lý lập ra sổ cái điện tử của các hóa đơn sử dụng một nền tảng song song với blockchain được sử dụng trong các giao dịch Bitcoin. Điều này đảm bảo rằng không có thao tác kép nào được phép thực hiện và các ngân hàng không cho các hóa đơn giả mạo vay tín dụng. Tháng 6 năm ngoái, Hàn Quốc đã tiết lộ kế hoạch ra mắt một trung tâm blockchain tại thành phố Busan được mô phỏng theo Thung lũng Crypto của Thụy Sĩ. Chủ tịch Hiệp hội CNTT Hàn Quốc Oh Jung-geun tuyên bố rằng, họ cần một nơi để tập trung vào ngành công nghiệp crypto tại Hàn Quốc như Thung lũng Crypto ở Thụy Sĩ. ” Vào tháng 2, thành phố tự trị Liberstad của Na Uy đã áp dụng một loại tiền điện tử có nguồn gốc từ nền tảng thành phố thông minh được hỗ trợ bởi blockchain làm phương tiện trao đổi chính thức. Thành phố tư nhân anarcho được thành lập vào năm 2015 như một phần của dự án Libertania, nơi tránh thuế và quy định của chính phủ. Một báo cáo của International Data Corporation (IDC) chỉ ra rằng chi tiêu cho cái gọi là công nghệ thành phố thông minh dự kiến sẽ tăng lên 135 tỷ đô la vào năm 2021.