QC Trị sâu răng dùng các biện pháp nào ?

Thảo luận trong 'Quảng cáo tổng hợp' bắt đầu bởi tuminh42353, 28/2/21.

  1. tuminh42353 PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    23/3/20
    Sâu răng là một quá trình diễn ra từ từ, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ phát triển thành một lỗ nhỏ trên răng. Điều này xảy ra khi các vi khuẩn tác dụng vào các chất đường, tinh bột bám trên răng và tiết ra axit ăn mòn các mô răng. Nếu không được hỗ trợ điều trị răng sâu kịp thời thì đầu tiên sẽ gây đau nhức, dần dần dẫn đến tổn thương đến tủy răng, nhiễm trùng và mất răng.. Sâu răng là bệnh răng miệng có ảnh hưởng đến nhiều người. Tuy sâu răng không phải bệnh đe dọa đến tính mạng nhưng lại đem đến rất nhiều rắc rối trong sinh hoạt thường nhật.

    1. Nguyên nhân gây ra sâu răng là gì?

    Sâu răng là sự kết hợp giữa vi khuẩn và thức ăn thừa trong khoang miệng. Sau khi bạn ăn, sẽ có một màng mỏng chứa vi khuẩn luôn luôn hình thành trên răng và nướu răng của bạn gọi là mảng bám. Các vi khuẩn trong mảng bám này tương tác với các phần thức ăn còn sót lại từ các loại thực phẩm có đường và tinh bột tạo ra axit. Các axit này tấn công răng trong vòng 20 phút hoặc nhiều hơn sau khi ăn bằng cách hòa tan hoặc khử khoáng men răng. Trong một khoảng thời gian dài như vậy, các axit phá hủy men răng làm suy yếu và dẫn đến sâu răng.

    Trị sâu răng
    Những thực phẩm có chứa carbohydrate (đường và tinh bột) chẳng hạn như kẹo, kem, sữa, bánh, nước ngọt hay thậm chí một số loại trái cây, rau quả, nước ép có khả năng gây ra sâu răng rất lớn nếu sử dụng quá nhiều.

    >>>> Click: Home | nhakhoanucuoixinh

    2. Triệu chứng khi sâu răng là gì?

    Sâu răng thường không gây ra triệu chứng nào cho đến khi bạn có một chiếc răng bị nhiễm bệnh bắt đầu phát tác cơn đau hoặc đã bị sâu một khoang răng. Khi điều này xảy ra thì đau răng là triệu chứng phổ biến. Ngoài ra trước đó cũng có thể xuất hiện một số biểu hiện như hơi thở có mùi khó chịu, khi đánh răng thường hay chảy máu ở chân răng. Bởi vì sâu răng liên quan chặt chẽ đến nướu nên nướu rất dễ bị viêm, sưng đỏ và yếu đi. Một khi trên thân răng cũng như bề mặt răng hình thành những lỗ sâu và xuất hiện những cơn đau nhức thì cũng là lúc tình trạng sâu răng của bạn đã trở nên nghiêm trọng.
    [​IMG]
    Trị sâu răng ở đâu hiệu quả

    3. Ai là người có khả năng dễ bị sâu răng tấn công?

    Bởi vì khoang miệng của bất cứ ai cũng tồn tại vi khuẩn nên sâu răng có thể không tha cho một ai hết. Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị sâu răng. Những người có chế độ ăn uống thừa carbohydrate và các loại thực phẩm chứa đường cũng như sống trong môi trường mà nước uống không có chứa đủ fluoride rất dễ trở thành nạn nhân của sâu răng nếu không biết cách chăm sóc tốt. Trẻ em và người già là hai nhóm có nguy cơ cao với sâu răng.

    4. Cách để ngăn chặn sâu răng là gì?

    Tránh ăn đồ ngọt. Một số nghiên cứu cho biết các loại thực phẩm cụ thể chẳng hạn như đậu phộng hay kẹo xylitol có thể thân thiện với răng. Ăn những thực phẩm này sau khi ăn thức ăn có chứa carbohydrate có thể giúp chống lại các tác động của axit do vi khuẩn. Uống nhiều nước có thể giúp rửa sạch thức ăn. Tất nhiên, các bác sĩ vẫn khuyến khích bệnh nhân tránh những đồ ăn nhẹ có đường và thay thế bằng các lựa chọn lành mạnh hơn.

    Chăm sóc răng miệng có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế răng sâu. Đánh răng sau mỗi bữa ăn và dùng chỉ nha khoa hàng ngày. Sâu răng thường bắt đầu ở những vùng khó làm sạch như kẽ răng, các cạnh trên bề mặt răng. Giữ bàn chải đánh răng ở góc 45 độ và chải bên trong, bên ngoài, giữa hai hàm và trên đầu lưỡi. Thay bàn chải đánh răng sau một vài tuần để tránh tái nhiễm vi khuẩn cũ bám trên bàn chải. Chỉ mua kem đánh răng và nước súc miệng có florua. Đối với trẻ em nên dùng kem đánh riêng chuyên biệt vì răng trẻ nhạy cảm với florua. Cuối cùng vì sâu răng là một bệnh lây nên tuyệt đối không dùng chung bàn chải.

    Khám định kỳ tại trung tâm nha khoa 6 tháng một lần để kiểm tra răng và vệ sinh răng miệng chuyên nghiệp. Vì sâu răng rất khó để phát hiện nên kiểm tra kỹ lưỡng là điều rất cần thiết. Nếu bạn nhận thấy răng nào đó ê buốt, nhạy cảm với thức ăn nóng hoặc lạnh hay dấu hiệu của sự phân rã như đốm trắng, đổi màu răng hoặc sâu răng thì hãy lên lịch hẹn với nha sĩ ngay lập tức. Sâu răng để lâu có thể dẫn đến nhiễm trùng tủy rất nguy hiểm.
     
    #1

Chia sẻ trang này