Chia sẻ Trẻ nôn trớ có nên cho ăn tiếp hay không?

Thảo luận trong 'Quảng cáo tổng hợp' bắt đầu bởi debehettaoboninfabiotix, 26/4/23.

  1. debehettaoboninfabiotix PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    22/3/21
    Trong những tháng đầu đời, trẻ rất hay gặp tình trạng nôn trớ khiến các bậc cha mẹ đau đầu lo lắng. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nôn trớ lâu ngày sẽ tạo thành những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe. Tìm hiểu trẻ bị nôn trớ có nên cho ăn tiếp không trong bài viết sau.


    TRẺ NÔN TRỚ CÓ NÊN CHO ĂN TIẾP HAY KHÔNG?

    Nhiều mẹ thắc mắc trẻ bị nôn trớ có nên cho ăn tiếp không với mong muốn bù lại chất dinh dưỡng và nước bị thiếu hụt sau khi bé bị nôn. Dưới đây là các trường hợp mẹ nên cho con ăn tiếp sau khi nôn hay không:

    Trường hợp không nên cho trẻ ăn lại sau khi bị nôn

    Tình trạng trẻ bị nôn trớ do chế độ ăn uống do mẹ cho con ăn dặm không đúng độ tuổi, số lượng chất nôn ít và chủ yếu là thức ăn. Trong một số trường hợp, tốt nhất mẹ không nên cho bé ăn ngay sau khi nôn. Ví dụ khi trẻ bị nôn do sốt, đau tai thì cần cho con uống thuốc trước, đợi khoảng 30-60 phút mới cho con ăn lại. Cho trẻ ăn quá sớm có thể dẫn tới cơn nôn trớ khác khi thuốc vẫn còn tác dụng.

    Hiện tượng say tàu xe không phổ biến với trẻ dưới 2 tuổi, tuy nhiên một số trẻ có thể nhạy cảm với hội chứng này. Nếu bé bị say tàu xe và nôn, tốt nhất mẹ không nên cho con ăn lại sau khi bị nôn mà cần đợi tới khi xuống xe mới cho trẻ ăn hay bú sữa.

    Trường hợp nên cho trẻ ăn lại sau khi bị nôn trớ

    Trẻ bị nôn trớ quá nhiều có thể khiến cho bé bị mất nước, ảnh hưởng tới sức khỏe của con và còn có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng. Cho trẻ bú sữa hay ăn sau khi nôn sẽ giúp ngăn ngừa điều này xảy ra. Nếu sau khi hết nôn trớ trẻ vẫn có cảm giác đói thì mẹ cần tiếp tục cho bé ăn.

    Khi trẻ mới ăn lại, hãy bắt đầu với một lượng sữa hay thức ăn ít để xem bé còn nôn tiếp hay không. Nếu bé được ít nhất 6 tháng tuổi và không muốn bú sữa sau khi nôn trớ nhiều lần, mẹ hãy cho con uống nước bằng thìa hoặc bình sữa để ngăn ngừa tình trạng mất nước xảy ra. Đợi một lúc và thử lại cho trẻ ăn sau đó.

    CÁC BIỆN PHÁP GIẢM TRIỆU CHỨNG TRẺ NÔN SAU KHI BÚ HOẶC UỐNG SỮA

    Việc kiểm soát thời điểm và lượng nôn của trẻ là điều khó khăn, tuy nhiên nếu bé thường xuyên nôn trớ sau khi ăn hoặc cho bú, mẹ nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau:

    Tăng cường cho trẻ dùng men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa để trẻ hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng tốt hơn, cân bằng hệ sinh thái đường ruột cũng như phòng ngừa các bệnh lý hệ tiêu hóa hay gặp ở độ tuổi này như nôn trớ, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu..

    Bế đứng trẻ khoảng 30 phút trước khi đặt bé nằm.

    Nếu trẻ bị nôn trớ, chướng bụng trong thời gian ăn dặm thì cần tránh cho con ăn các thức ăn đặc trong 24 giờ. Một chế độ ăn loãng, lỏng sẽ giúp dạ dày trẻ ổn định tốt hơn sau khi bị nôn.

    Không nên cho trẻ ăn hay bú quá nhiều một lúc mà cần chia nhỏ cữ ăn/bú trong ngày.

    Vỗ cho trẻ ợ hơi thường xuyên giữa các lần bú và sau khi mẹ cho con bú.

    TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN VÌ SAO TRẺ BỊ NÔN, TRỚ

    Trẻ bị nôn và trớ là hai vấn đề khác nhau và có thể do các nguyên nhân khắc nhau gây ra. Bé bị trớ thường xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi sau khi ăn, với dấu hiệu sữa và nước bọt chảy ra từ miệng của trẻ. Đây là phản ứng bình thường và hay gặp phải ở trẻ sơ sinh sau khi uống sữa, do con bị trào ngược thức ăn, do mẹ cho con ăn quá nhiều hay đặt con nằm ngay sau khi ăn. Tình trạng trớ sữa sinh lý của trẻ sẽ giảm khi bé được 1 tuổi.

    Mặc khác, bé hay nôn trớ khi ăn thường gặp ở trẻ đã đủ tuổi ăn dặm. Trẻ nôn khi não ra hiệu cho các cơ xung quanh dạ dày co bóp. Nôn còn là phản xạ được kích thích bởi các yếu tố như:

    Trẻ đang dùng một số loại thuốc điều trị.

    Trẻ bị say tàu xe, ô tô.

    Trẻ buồn bã hoặc căng thẳng.

    Trẻ bị nôn do có hiện tượng không dung nạp sữa.

    Trẻ bị kích thích do nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng.

    Trẻ bị đau sốt, viêm tai hoặc đi tiêm phòng.

    Trẻ bị tắc nghẽn trong ruột hay dạ dày.

    Trẻ bị dị ứng.
     
    Quan tâm nhiều
    #1

Chia sẻ trang này