Tour du lịch Yên Tử - Chùa Bảo Sái

Thảo luận trong 'Giải Trí' bắt đầu bởi mixtour, 24/4/14.

  1. mixtour PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    21/4/14
    Tour du lịch Yên Tử. Vào thời Vua Trần tu hành ở Yên Tử, nơi đây chỉ có Am trong động. Am được mang tên: “Ngộ Ngữ Viện” (ở sau chùa Bảo Sái hiện nay), là nơi biên soạn, lưu trữ kinh văn của Thiền Phái Trúc Lâm. Tu hành ở đây là Bảo Sái, một đệ tử thân tín nhất của Vua Trần Nhân Tông. Thiền sư Bảo Sái được Vua Trần giao cho việc biên tập và ấn tống kinh văn của Thiền Phái Trúc Lâm rồi chuyển xuống các chùa: Hoa Yên, Quỳnh Lâm, Côn Sơn, Vĩnh Nghiêm để truyền giảng Thiền tông cho các Phật tử trong cả nước Đại Việt. Trên vách đá Ngộ Ngữ Viện nay vẫn còn câu đối:

    “Thạch hoá Trúc Lâm lưu điển tích

    Sơn cao Bảo toà kết lâu đài ”


    Ngôi chùa xưa bị thiên tai huỷ hoại. Tour Yên Tử. Cuối năm 1907, Ni sư Đàm Thái trụ trì chùa cùng thập phương công đức đã trùng tu tôn tạo lại chùa và được ghi lại trong văn bia như sau: "Yên Tử cao chót vót, Bảo Sái thật huy hoàng. Ôm một mạch núi trập trùng Ba Thục, dẫn quanh co dòng nước Tào Khê. Cao tuyệt đỉnh, mây kết điềm lành chầu chính điện. Sông Đằng Giang vòng dải trắng. Lâu đài hiển hách cõi Nam Giao. Ấy do đời Lý xưa truyền lại, bảo toà rõ ràng vang miền Đông. Nọ bởi đời Trần để dấu lại. Ngày qua tháng lại duy còn còn trúc nõn hoa vàng, năm dồn góp mãi chỉ thấy bia xanh rêu biếc. Năm Mậu Thân cây rừng trơ gốc tháng ngày tàn xa. Sư họ Đàm thấy cảnh này cẩm kích không sợ mệt nhọc đã làm mấy Am cỏ ở bên ngoài. Sao để đói rét, để ngòi rãnh nước chảy ngày một xuyên sói. Nay xây lại lâu đài".

    Ngôi chùa bị đá núi làm sập mái, chùa đó trở thành phế tích. Năm 1990, quản tự chùa Hoa Yên là Sư thầy Thích Diệu Nhàn góp nhặt công đức thập phương và của Sư chùa Nam Hoà (Yên Hưng), trùng tu lại ngôi chùa trên nền chùa cũ. Qui mô chùa một gian hai chái hình chữ "Đinh" (J).

    Năm 1995, bằng nguồn công đức của thập phương, chùa Bảo Sái được trùng tu, tôn tạo lại rộng hơn. Cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim, mỗi cánh cửa kích thước 1,95m x 0,5m. Hệ thống cửa chùa là một công trình nghệ thuật điêu khẳc hoa văn "Tứ linh" (Long, Ly, Quy, Phượng); "Tứ quý" (Tùng, Trúc, Cúc, Mai), Trúc, Mai và Lý Ngư hoá Rồng. Linh Quy dâng thư... trong đó mỗi cánh cửa là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

    Du lịch Yên Tử. Tượng thờ trong chùa được bài trí theo lối chùa Việt và Phật giáo Đại Thừa. Trong Tiền đường, ở bên trái thờ Ban Đức Chúa Ông, Ban Trần Triều, Ban Thánh Hiền và Ban thờ Tổ. Bên hồi trái là Hộ pháp Khuyến Thiện, bên hồi phải là Hộ pháp Trừng Ác. Trong gian Hậu cung là Ban Tam Bảo được xây bằng gạch đỏ theo 5 cấp: trên cùng thờ Tam Thế Phật; cấp thứ hai thờ Phật A-Di-Đà ở giữa, Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát và Đức Thánh Hiền; cấp thứ ba thờ Tam Tổ Trúc Lâm; cấp thứ tư thờ Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát và Quan Âm Chuẩn Đề; cấp thứ năm thờ Ngọc Hoàng ở giữa, hai bên là Nam Tào, Bắc Đẩu, Toà Cửu Long, Phật Thích Ca nhập Niết bàn. Hai bên Hậu cung còn thờ Địa Tạng và Tổ Bồ Đề Đạt Ma.

    Phía sau chùa có một hang đá là dấu tích Ngộ Ngữ Viện, nơi lưu trữ, biên soạn kinh văn, thư tịch của Thiền Phái Trúc Lâm, trước hang là cây Giổi cổ thụ có dấu tích móng vuốt Hổ cào gắn với truyền thuyết Hổ ngồi ôm cây Giổi nghe kinh Phật. Bên phải chùa cách khoảng 20m là Đài thờ Quán Thế Âm Bồ Tát tư thế đứng, một tay cầm bình Bạch ngọc đựng nước Cam Lồ, tay kia cầm cành Dương liễu, quay về hướng Nam, như đang "Tầm thanh cứu khổ, cứu nạn, phổ độ chúng sinh, giác ngộ và giải thoát"

    Năm 2011, chùa Bảo Sái đã được xây dựng lại trên nền chùa cũ, quy mô to lớn như ngày nay. Chùa được làm bằng gỗ Lim, hình chữ "Đinh" (J), kết cấu kiến trúc vì kèo, cột trụ, mái lợp ngói mũi hài kép, hệ thống cửa kết cấu khung, cánh bức bàn được chạm trổ hoa văn đường nét tinh tế. Tượng thờ được bài trí theo chùa Việt và Phật giáo Đại Thừa.

    Mọi thông tin chi tiết về tour du lịch Yên Tử quý khách vui lòng truy cập website http://mixtourist.com.vn/du-lich-le-hoi
     
    #1

Chia sẻ trang này