Chia sẻ Tình trạng ăn không tiêu bị nôn ở trẻ phải cải thiện bằng cách nào?

Thảo luận trong 'Quảng cáo tổng hợp' bắt đầu bởi Hangg Minhh, 22/4/23.

  1. Hangg Minhh PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    7/3/22
    Các vấn đề tiêu hóa ở trẻ luôn là nỗi lo thường trực của các bậc làm cha làm mẹ. Trẻ sơ sinh khó đi ngoài một trong những tình huống mà chúng ta thường xuyên phải đối mặt nhất. Hãy cùng tìm hiểu tình trạng trẻ ăn không tiêu bị nôn trong bài viết dưới đây.


    TÌNH TRẠNG ĂN KHÔNG TIÊU BỊ NÔN Ở TRẺ PHẢI CẢI THIỆN BẰNG CÁCH NÀO?

    Dưới đây là một số cách điều trị ăn không tiêu ở trẻ ba mẹ nên bỏ túi ngay. Cụ thể như sau:

    Cho trẻ uống nhiều nước lọc: Do bé bị ăn không tiêu buồn nôn nên cần cung cấp đủ lượng nước cho trẻ. Việc uống đủ nước sẽ giúp bù nước hòa loãng các axit trong đường ruột, làm hạn chế các vi khuẩn lên men sinh hơi.

    Ăn nhiều rau củ quả: Trong rau củ qua có chứa nhiều chất xơ, rất tốt cho hoạt động tiêu hóa của trẻ. Ngoài ra, thực phẩm này chứa nhiều vitamin, giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.

    Chườm nóng bụng: Bố mẹ hãy chuẩn bị một chiếc khăn dày nhúng nước ấm vừa tay. Sau đó gấp gọn lại và đặt lên bụng trẻ. Nhiệt độ của chiếc khăn có thể làm trẻ cảm thấy thoải mái hơn, bớt sự khó chịu.

    Phân chia bữa ăn hợp lý: Việc tập thói quen ăn uống đúng giờ từ khi còn nhỏ cho trẻ là rất cần thiết để tránh trẻ ăn không tiêu bị nôn trớ. Buổi sáng, bố mẹ nên cho trẻ ăn sau 7h vì đây là thời gian thức ăn được hấp thu tốt. Một ngày nên cho trẻ ăn đủ 3 bữa chính, bên cạnh đó cần xen kẽ bữa phụ cho trẻ với sữa hoặc hoa quả, đồ ăn nhẹ.

    Massage bụng cho trẻ: Việc massage này giúp tăng cường nhu động ruột, có thể khiến bé “xì hơi” để bớt bị đầy bụng hơn. Tuy nhiên, mẹ không nên massage khi trẻ mới ăn no, điều đó sẽ kích thích làm trẻ nôn trớ lại.

    Bên ᴄạnh ᴄáᴄ biện pháp trên thì mẹ ᴄũng ᴄó thể ᴄho bé ѕử dụng men ᴠi ѕinh để giúp hệ tiêu hóa ᴄủa ᴄon ổn định ᴠà khỏe mạnh hơn.

    NGUYÊN NHÂN TRẺ ĂN KHÔNG TIÊU BỊ NÔN LÀ GÌ?

    Trẻ ăn không tiêu và nôn do bệnh lý

    Hệ tiêu hóa còn non yếu, lợi khuẩn đường ruột chưa đủ để tạo ra hàng rào bảo vệ. Trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa khiến khả năng chuyển hóa và hấp thu kém. Từ đó dẫn tới tình trạng trẻ bị đầy bụng, khó tiêu và nôn.

    Không dung nạp đường lactose: cơ thể trẻ bẩm sinh không tiết ra hoặc tiết không đủ lactase khiến lactose không được chuyển hóa sẽ ứ đọng. Từ đó tạo điều kiện để vi khuẩn lên men, tạo ra khí gây căng chướng bụng ở trẻ.

    Một số bệnh lý gây đầy bụng khó tiêu như viêm ruột thừa, tắc ruột, lồng ruột, hẹp môn vị, ngắn thực quản khiến việc nuốt thức ăn gặp khó khăn, bé dễ nôn.

    Do bé ăn uống chưa khoa học

    Đồ ăn chưa phù hợp với trẻ: mẹ cho bé ăn đồ nhiều dầu mỡ, khó tiêu khiến cho thức ăn bị ứ lại trong đường ruột khiến vi khuẩn lên men sinh hơi. Từ đó dẫn tới tình trạng ăn không tiêu bị nôn.

    Khoảng cách bữa gần nhau hoặc trẻ bị ép ăn khiến cho lượng men ở đường ruột tiết ra không đủ để tiêu hóa thức ăn. Do đó, nếu mẹ ép con ăn dễ khiến bé bị nôn trớ.

    Bé bú mẹ bú bình chưa đúng tư thế dễ nuốt cả hơi xuống bụng, gây đầy hơi khó tiêu.

    Thay đổi chế độ ăn đột ngột: Trẻ dưới 1 tuổi hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện đầy đủ nên khi thay đổi chế độ ăn đột ngột, cơ thể chưa thích nghi dễ dẫn tới việc khó tiêu, trẻ nôn trớ, căng chướng bụng.
     
    #1
  2. hitachivina PageRank 0 Member

    Tham gia ngày:
    22/4/23
    tình trạng này có kéo dài và nguy hiểm cho bé ko nhỉ
     
    #2

Chia sẻ trang này