Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Một trong những phương thức bảo mật dữ liệu an toàn và được sử dụng phổ biến trong thời đại kỹ thuật số hiện nay là mã hóa dữ liệu. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ mã hóa dữ liệu là gì, nó có chức năng ra sao và quá trình mã hóa diễn ra như thế nào. Trong bài viết này, mình sẽ cùng với các bạn tìm hiểu những kiến thức cơ bản về mã hóa dữ liệu nhé. Mã hóa dữ liệu là chuyển dữ liệu từ dạng này sang dạng khác hoặc sang dạng code mà chỉ có người có quyền truy cập vào khóa giải mã hoặc có mật khẩu mới có thể đọc được nó. Dữ liệu được mã hóa thường gọi là ciphertext, dữ liệu thông thường, không được mã hóa thì gọi là plaintext. Hiện tại, mã hóa dữ liệu là một trong những phương pháp bảo mật dữ liệu phổ biến và hiệu quả nhất, được nhiều tổ chức, cá nhân tin tưởng. Thực chất việc mã hóa dữ liệu sẽ không thể nào ngăn việc dữ liệu có thể bị đánh cắp, nhưng nó sẽ ngăn việc người khác có thể đọc được nội dung của tập tin đó, vì nó đã bị biến sang thành một dạng ký tự khác, hay nội dung khác. Chức năng chính của mã hóa dữ liệu Mục đích của việc mã hóa dữ liệu là bảo vệ sự bảo mật dữ liệu số khi nó được lưu trữ trên các hệ thống máy tính và truyền qua internet hoặc các mạng máy tính khác. Các thuật toán mã hóa thường cung cấp những yếu tố bảo mật then chốt như xác thực, tính toàn vẹn và không thu hồi. Xác thực cho phép xác minh nguồn gốc của dữ liệu, tính toàn vẹn chứng minh rằng nội dung của dữ liệu không bị thay đổi kể từ khi nó được gửi đi. Không thu hồi đảm bảo rằng người người không thể hủy việc gửi dữ liệu. Với những công ty, tổ chức thì việc sử dụng mã hóa dữ liệu là điều cần thiết. Điều này sẽ tránh được những thiệt hại khi những thông tin mật nếu vô tình bị lộ ra ngoài, cũng khó lòng bị giải mã ngay lập tức. Quá trình mã hóa dữ liệu Dữ liệu hoặc plaintext được mã hóa với một thuật toán mã hóa và một key mã hóa, tạo ra một ciphertext. Dữ liệu sau khi mã hóa chỉ có thể xem được dưới dạng ban đầu nếu giải mã với các key chính xác. Mã hóa đối xứng sử dụng cùng một khóa bí mật để mã hóa và giải mã dữ liệu. Mã hóa đối xứng nhanh hơn nhiều so với mã hóa bất đối xứng, vì khi mã hóa bất đối xứng người gửi phải trao đổi khóa mã hóa với người nhận trước khi người nhận có thể giải mã dữ liệu. Vì các công ty cần phải phân phối một cách an toàn và quản lý số lượng lớn các khóa, nên hầu hết các dịch vụ mã hóa dữ liệu cũng nhận thấy điều này và đều sử dụng mã hóa bất đối xứng để trao đổi khóa bí mật sau khi sử dụng một thuật toán đối xứng để mã hóa dữ liệu. Thuật toán mã hóa bất đối xứng còn được gọi là mã hóa khóa công khai, sử dụng 2 khóa khác nhau, một công khai và một riêng tư. Chúng ta sẽ tìm hiểu về hai khóa này trong phần tiếp theo. Nguồn: SecurityBox