Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Thương hiệu cần chạm tới cảm xúc? Khi thương hiệu được coi là công cụ kiếm tiền của nhà sản xuất hơn là phương tiện hiện thực hóa cảm xúc cá nhân, nó được xây dựng đầy lý tính. Mức độ chạm tới các cảm xúc còn hạn chế. Mục đích của thương hiệu là tập trung vào lợi ích chức năng của sản phẩm, giải quyết các vấn đề mà khách hàng quan tâm nhất. Ở bột giặt thì khả năng làm trắng tinh, dầu gội thì làm cho tóc mượt mà, máy tính thì cần có cấu hình khủng, xe máy thì bền, mạnh. Thương hiệu kiểu này muốn nói với khách hàng: nếu có vấn đề X nào đó, hãy nhớ đến thiết kế web vũng tàu. Thế nếu không có vấn đề gì thì sao? Cuộc sống không chỉ là một chuỗi vấn đề cần giải quyết. Đó là một dãy dài các trải nghiệm. Một sản phẩm có thể tạo ra trải nghiệm tuyệt vời có thể khiến khách hàng nhớ đến bất cứ lúc nào, không nhất thiết là khi họ càn giúp đỡ. Vì sao xây dựng thương hiệu bằng cảm xúc? Bản thân sản phẩm cũng có thể tự xây dựng thương hiệu riêng cho mình thông qua trải nghiệm. Những trải nghiệm dễ chịu, khác biệt sẽ để lại trong tâm trí khách hàng một ấn tượng tốt đẹp. Chính những ấn tượng đó tạo ra thương hiệu cho sản phẩm. Không phải slogan, tên hay bất cứ thứ gì nhà sản xuất tự vẽ ra cho mình. Có thể khách không nhớ được những gì họ làm với sản phẩm, nhưng chắc chắn họ sẽ khó quên cảm xúc với nó. Đó là lý do vì sao trải nghiệm lại quan trọng đến vậy. Hiện vẫn có nhiều thương hiệu thành công được xây dựng từ trải nghiệm. Ví dụ Apple đã cố gắng mang hai chữ "hoàn hảo" vào nhận thức của khách hàng nhờ trải nghiệm. Với trải nghiệm vật lý, họ thiết kế máy làm sao tiếp xúc vật lý với máy tốt nhất bằng cách tạo ra lớp phủ tráng láng bóng trên bề mặt của iPhone. Với trải nghiệm phần mềm, họ không cho phép bên thứ ba can thiệp vào máy để giúp máy chạy đồng bộ, mượt mà nhất có thể. Apple từng chi rất ít tiền quảng cáo cho iPhone. Thương hiệu của họ chủ yếu đến từ trải nghiệm hoàn hảo. >>> Tham khảo: thiết kế website vũng tàu Còn với các nhà sản xuất Nhật Bản, hai chữ "tiện lợi" được thể hiện rõ qua bao bì sản phẩm. Họ coi bao bì là trải nghiệm đầu tiên trong quá trình sử dụng sản phẩm, một dạng first impression. Thế nên nó được thiết kế để cực kỳ dễ xé bỏ, có hướng dẫn rõ ràng, sử dụng chất liệu nhẹ nhàng, vệ sinh. Với một trải nghiệm dễ chịu ban đầu, khách hàng có xu hướng đánh giá các trải nghiệm tiếp theo một cách tích cực. Trải nghiệm tốt được duy trì trong thời gian dài tạo nên thương hiệu cho các nhãn hàng Nhật. Trải nghiệm có thể tạo ra thương hiệu. Nhưng khi các công ty đưa trải nghiệm giống giống nhau, thay vì nói "nhãn hàng này thì sẽ có trải nghiệm này", khách hàng sẽ nghĩ "loại mặt hàng này thì sẽ có trải nghiệm này". Khi đó, trải nghiệm không còn tạo ra thương hiệu nữa. Khi đó cần gắn thương hiệu với thứ khác. Gắn thương hiệu với cảm xúc xã hội Cảm xúc xã hội là cảm xúc chung trong xã hội: tình bạn bè, tình mẫu tử, tình thầy trò,...Đó là cảm xúc mọi người đều hiểu, dễ dàng cảm nhận. Các chiến dịch marketing cố gắng gán ghép hình ảnh sản phẩm với cảm xúc đấy. Chẳng hạn như dựng ra một câu chuyện cảm động, đặt nhãn hàng ở phía sau. Vì sao họ lại làm thế? Theo các nhà tâm lý học, con người có xu hướng đưa ra quyết định của mình bằng cảm xúc, sau đó vận dụng tư duy logic để tìm kiếm lý lẽ, quan điểm có lý để ủng hộ quyết định đó. Nói cách khác, khách hàng thường sẽ cảm thấy những gì mà họ dự đoán. Một người bình thường không muốn chịu đựng việc ai đó nói họ đã sai. Không một quảng cáo nào thành công bằng việc đánh bại suy nghĩ của người khác. ------------------------------------------------- Mọi chi tiết xin quý khách vui lòng liên hệ: công ty thiết kế website tại Vũng Tàu Công ty TNHH Truyền Thông 2 IDEAS Địa chỉ: 391 Bình Giã, Phường Nguyễn An Ninh, TP Vũng Tàu SĐT: 090 168 1123 (Mr.Quang)