Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Thực trạng cạnh tranh, thách thức ngành công nghiệp bao bì tại Việt Nam Thực trạng cạnh tranh Trong nhiều năm qua, ngành nhựa Việt Nam nói chung có mức tăng trưởng được đánh giá là trung bình 15 - 20%/ năm. Hơn nữa, khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Châu Âu (EVFTA) được triển khai thì cơ hội cho các doanh nghiệp nhựa sẽ càng được đẩy mạnh để xuất khẩu vào thị trường châu Âu, trong đó nhu cầu về bao bì nhựa sẽ được đẩy mạnh hơn cả. Các chuyên gia phân tích thị trường cũng cho rằng, tại Việt Nam chi phí sản xuất thấp hơn so với ở các nước như Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, thêm vào đó là nhu cầu trong ngành ăn uống - thực phẩm tăng nhanh, do đó mà các tập đoàn nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc đã và đang tiếp tục đầu tư lớn vào lĩnh vực này tại nước ta. Tuy nhiên, vấn đề lớn vẫn luôn tồn tại đó là việc hàng loạt thương hiệu nhựa nổi tiếng của Việt Nam dần rơi vào tay các doanh nghiệp nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan,... Thị phần của các doanh nghiệp trong nước đang ngày càng bị thu hẹp, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, có vốn đầu tư thấp trong khi nhu cầu thiết kế mẫu mã, đổi mới công nghiệp, mặt bằng giá nhân công liên tục tăng và đòi hỏi nhiều hơn. Từ đó mà các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp bao bì nội địa đã ngày càng quan tâm đến thiết kế mẫu mã, bao bì cho sản phẩm, đặc biệt là nhóm mặt hàng thực phẩm để gây ấn tượng nhiều hơn cho khách hàng. Điều này vô hình chung cũng đã tạo nhiều cơ hội cho ngành nhựa, bao bì hay in ấn của Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn. Áp lực cho ngành bao bì ở thời điểm hiện tại Cùng với sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0, ngành nhựa cũng như ngành bao bì đang trên đà phát triển vượt bậc cả về quy mô và công nghệ. Chỉ tính riêng ngành hàng thực phẩm phát triển mạnh khiến cho ngành bao bì nhựa đạt mức tăng trưởng lên đến 25%/ năm. Trong cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài với phần thua luôn thuộc về các doanh nghiệp Việt Nam thì càng ngày họ càng trở nên đuối sức khi chịu áp lực nhân đôi. Doanh nghiệp trong nước một mặt vẫn phải cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài nhưng một mặt vẫn bị lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu và luôn yếu thế trong cuộc chạy đua kỹ thuật, máy móc công nghệ cao. Nhắc đến những cạnh tranh khốc liệt trong ngành công nghiệp bao bì thì không thể không kể đến những biến động mới đây, khi công nghệ “xanh” dần dần trở thành cơ hội nhưng đi kèm với những áp lực cho ngành nhựa, bao bì tại Việt Nam. Năm 2019 là năm chính phủ cũng như người dân nói về vấn đề bảo vệ môi trường nhiều nhất, gần như khắp nơi trên thế giới cùng nhau kêu gọi không sử dụng đồ nhựa, cùng nhau hạn chế sử dụng bao bì nhựa, thay vào đó là sử dụng những loại bao bì “xanh" để bảo vệ môi trường. Chính vì thế, ngành công nghiệp bao bì giấy phát triển một cách mạnh mẽ trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy có nhiều cơ hội phát triển, nhưng ngành bao bì giấy vẫn cần phải chú ý giải quyết những vấn đề bất cập như thiếu hụt nguyên liệu sản xuất giấy, chưa có đủ dây chuyền sản xuất hiện đại để thu hồi nguyên liệu sản xuất. Hướng đi mới Tuy phải đối mặt với nhiều thách thức, tuy nhiên ngành công nghiệp bao bì, đóng gói có vai trò rất quan trọng trong quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Do đó việc cập nhật công nghệ hiện đại cũng như những xu hướng sử dụng vật liệu nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng luôn là vấn đề mật thiết của các doanh nghiệp. Bao bì được xem là bộ mặt của sản phẩm và thương hiệu, để có thể gia tăng hơn nữa năng lực cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu thay đổi thường xuyên của người dùng thì việc đổi mới bao bì luôn là tất yếu. Tính đến thời điểm hiện tại, ngành công nghiệp bao bì tại Việt Nam mang đến con số lợi nhuận khá lớn cho ngành kinh tế. Riêng bao bì nhựa đã chiến hơn nửa trong số đó. Trong tương lai, công nghiệp bao bì được xem là ngành có thế mạnh kinh tế rất cao. Thông qua nhiều hội chợ, triển lãm, các doanh nghiệp nội địa cũng có cơ hội được tiếp cận với những doanh nghiệp nước ngoài để mở rộng thị trường phát triển. Nhiều chuyên gia nhận định rằng, trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, ngành nhựa nói chung và ngành bao bì nói riêng luôn cần có sự chuẩn bị nghiêm túc ngay từ bây giờ. Cụ thể, các doanh nghiệp cần đầu tư vào thiết bị và công nghệ mới để tăng năng lực cũng như khả năng cạnh tranh. Con đường phát triển phải được định hướng một cách hiện đại hoá, tự động hoá với quy mô lớn, và từng bước loại bỏ thiết bị và công nghệ cũ để sẵn sàng đón nhận những đổi mới trong sản xuất. Bên cạnh việc ngành bao bì cần huy động mọi nguồn lực trong nước và nguồn cung từ nước ngoài để tập trung sản xuất nguyên liệu đầu vào thì cũng cần có chính sách khuyến khích việc tái chế chất thải và phế liệu để bảo vệ môi trường. Theo dự báo của các chuyên gia, trong tương lai, nhu cầu sản phẩm đối với bao bì nhựa cao cấp từ thị trường quốc tế chắc chắn sẽ tăng mạnh. Do đó, để tăng sức cạnh tranh với các mặt hàng nước ngoài như Trung Quốc và Thái Lan, doanh nghiệp cần chú trọng đến mẫu mã và kiểu dáng để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Qua đó có thể thấy đây sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp sản xuất trong nước không chỉ tìm kiếm những giải pháp công nghệ và sản phẩm mới nhất mà còn là dịp để gặp gỡ, trao đổi và cùng chia sẻ với các chuyên gia trong và ngoài nước về những xu hướng mới đang phát triển như chế biến và đóng gói theo quy trình xanh, hay những thiết kế bao bì mới nhất và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến nhất,... nhằm nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh của doanh nghiệp mình. Ví dụ về thực trạng sử dụng bao bì nhựa trong ngành công nghiệp thực phẩm tại Việt Nam Bao bì nhựa đã, đang và sẽ luôn giữ vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm tại Việt Nam dù cho việc này cũng đang đặt ra những gánh nặng to lớn lên vấn đề bảo vệ môi trường. Do đó, việc vừa sử dụng bao bì nhựa một cách tối ưu, hợp lý nhưng vẫn duy trì trách nhiệm với xã hội là vô cùng khó khăn cho nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp về thực phẩm. Đối với các ngành công nghiệp thực phẩm, bao bì nhựa phát huy những đặc tính tuyệt vời trong, vượt trội tuyệt đối so với những loại bao bì khác. Nếu không có bao bì nhựa, việc chứa đựng thực phẩm sẽ trở nên khó khăn, không còn những màng bọc thực phẩm tiện lợi giúp ngăn cách thực phẩm với môi trường đầy vi khuẩn bên ngoài. Đối với thực phẩm lỏng, sẽ không có những chiếc vỏ an toàn chứa hàng nghìn ml chất lỏng trong đó, mà các loại thực phẩm dạng lỏng đều phải được bảo quản một cách an toàn và thận trọng,... Đó là chưa kể đến vấn đề phân phối thực phẩm, bao bì nhựa khiến cho việc phân phối trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều. Bên cạnh đặc tính dễ sản xuất, bao bì nhựa còn có sự đa dạng về kích thước. Quy trình phân phối thực phẩm nhờ đó mà diễn ra dễ dàng và thuận tiện hơn. Nhờ có bao bì nhựa mà khối lượng thực phẩm “khổng lồ" dễ dàng được phân chia và vận chuyển đến khắp mọi nơi. Cũng theo đó, bao bì nhựa cũng hoàn toàn phù hợp với xu hướng công nghệ hiện đại khi các ứng dụng giao hàng công nghệ đều sử dụng bao bì nhựa để đóng gói và vận chuyển. Chỉ với một vài thao tác đơn giản trên điện thoại thông minh, khách hàng đã có ngay những món ăn ngon lành và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Với tác động của nhiều yếu tố, dù bao bì nhựa và các sản phẩm từ nhựa đã được giảm thiểu đáng kể trong thời gian qua thì chúng ta vẫn phải công nhận rằng việc cắt giảm số lượng lớn bao bì nhựa trong ngành công nghiệp thực phẩm là vô cùng khó vì những ưu điểm mà nó mang lại. Nguồn: Thực trạng cạnh tranh, thách thức ngành công nghiệp bao bì nhựa tại Việt Nam