Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Nhiều sản phụ sinh mổ lần 3 băn khoăn có nên chờ chuyển dạ hay mổ theo lịch đã lên trước? Vẫn có những mẹ nghĩ rằng việc sinh con trước khi chuyển dạ là điều đáng lo lắng vì nó không “thuận theo lẽ tự nhiên”. Xem thêm: bữa sáng cho mẹ sau sinh mổ đủ chất dinh dưỡng Sinh mổ lần 3 và những nguy cơ tiềm ẩn Dưới đây là những nguy cơ nếu sản phụ tiếp tục sinh mổ lần 3: Nếu thời gian mang thai giữa lần 2 và lần 3 quá ngắn, vết sẹo lần mổ trước chưa lành hẳn sẽ gây ra nguy cơ nứt vỡ tử cung, nguy cơ băng huyết hoặc phải cắt tử cung để đảm bảo tính mạng cho mẹ. Ngoài ra, sinh mổ lần 3 sản phụ có nguy cơ bất thường về nhau thai như nhau bong non, nhau cài răng lược…đây là những biến chứng bất thường có thể dẫn đến băng huyết sau sinh, cắt bỏ tử cung. Bên cạnh đó khi vết thương chưa đủ thời gian phục hồi, người mẹ lại tiếp tục mang thai, nguy cơ nứt, bục vết mổ cũ rất dễ xảy ra, gây nguy hiểm đến tính mạng. Mặt khác, sinh mổ lần 3 người mẹ dễ bị dính ruột, dễ nhiễm trùng, mắc các bệnh về tử cung. Những sản phụ sinh mổ lần 3 khả năng hồi phục phải mất thời gian lâu hơn, đồng thời đối mặt với nguy cơ tử vong cao. do đó các mẹ chuẩn bị sinh mổ nhiều lần cần hết sức thận trọng. Xem thêm: viên uống dha cho mẹ sau sinh loại nào tốt Sinh mổ lần 3 có nên chờ cơn đau chuyển dạ không? Thực tế, việc có nên chờ chuyển dạ hay không còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Vào những tháng cuối của thai kỳ, bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng sức khỏe của thai phụ như độ dày mỏng của thành tử cung, tình trạng vết sẹo mổ cũ như thế nào hay thai nhi đã đủ trưởng thành chưa…để chỉ định đẻ mổ chờ chuyển dạ hay mổ theo lịch đăng ký trước đó Đối với những sản phụ sinh mổ lần 3, thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định mổ khi đảm bảo đủ các điều kiện mà không chờ chuyển dạ. Vì nếu chờ chuyển dạ, những cơn co có thể tạo ra áp lực mạnh lên vết mổ cũ gây nguy cơ bục, nứt tại các vị trí này. Thời điểm mổ lấy thai sẽ được bác sĩ quyết định sau khi đánh giá tình hình. Thông thường sinh mổ lần 3 sẽ thực hiện vào tuần 38 – 39 củ thai kì khi chưa có cơn chuyển dạ, những trường hợp đặc biệt sẽ phải phẫu thuật bắt thai sớm hơn. Xem thêm: sắt chela-ferr forte và canxi chela-calcium d3 có tốt không Những điều cần lưu ý khi sinh mổ lần 3 Ở những mẹ bầu có ý định sinh mổ lần 3 hay đang chuẩn bị sinh mổ lần 3 cần lưu ý một số vấn đề sau: Để tránh các biến chứng có thể gặp trong thai kì nên giữ khoảng cách giữa các lần sinh hợp lý (ít nhất là 3 năm). Cân nặng thai nhi đạt từ 2,8 – 3,2kg được xem là lý tưởng cho lần sinh mổ thứ 3, Nếu mẹ bầu và thai nhi tăng cân quá nhiều dễ làm nguy cơ sinh mổ sớm. Trong thai kì cũng như sau sinh, chị em nên tránh mang vác vật nặng, làm việc quá sức làm ảnh hưởng đến vết mổ ở lần sinh trước, nên vận động nhẹ nhàng làm tăng quá trình trao đổi chất và tăng khả năng đàn hồi cơ bụng. Tuân thủ lịch khám thai định kì và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm trong thai kì, đặc biệt lần sinh mổ thứ 3 cần theo dõi nghiêm ngặt hơn rất nhiều so với các lần trước. Chị em nên đăng kí trước lịch khám và mổ lấy thai với bác sĩ để được theo dõi kiểm tra và cho lịch mổ phù hợp nhất. Các mẹ bầu nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để sinh mổ lần 3 được an toàn Bên cạnh đó, sau sinh nhu cầu bổ sung các vi chất là rất cần thiết giúp sản phụ nhanh hồi phục, đồng thời ngăn ngừa tình trạng thiếu các dưỡng chất thiết yếu cho mẹ sau sinh, do đó ngoài việc ăn các thực phẩm giàu dưỡng chất, chị em nên bổ sung thêm sắt và canxi cho mẹ sau sinh bằng các viên uống. Bài viết chia sẻ đến bạn đọc những kiến thức về sinh mổ lần 3 có nên chờ chuyển dạ không? và những lưu ý ba mẹ cần quan tâm để có một thai kỳ khỏe mạnh và quá trình sinh thuận lợi. Sinh mổ lần 1, lần 2 đã nguy hiểm nên mẹ mang bầu lần 3 cần được theo dõi chặt chẽ từ quá trình mang thai, sinh và sau sinh.