Chia sẻ Sinh mổ lần 3 có được không?

Thảo luận trong 'Quảng cáo tổng hợp' bắt đầu bởi satchobabauchelaferrforte, 14/7/24.

  1. satchobabauchelaferrforte PageRank 2 Member

    Tham gia ngày:
    12/9/20
    Sinh mổ là một cuộc đại phẫu, gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu. Nếu mẹ bầu có dự định sinh mổ lần 3 thì nên cân nhắc và nên tìm hiểu những thông tin dưới đây.
    Xem thêm: thực đơn bữa sáng cho mẹ sau sinh mổ phù hợp để có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.

    Những trường hợp nên sinh mổ
    Phụ nữ mang thai được chỉ định sinh mổ trong các trường hợp sau đây:
    Trường hợp 1: Sinh mổ chủ động có sự đồng ý của mẹ , gia đình và bác sĩ sản khoa, được thực hiện trước khi người mẹ chuyển dạ. Sinh mổ sẽ được chọn khi người mẹ có vấn đề về sức khoẻ như bị cao huyết áp, nhau thai bám cổ tử cung. Ca mổ này thông thường thực hiện vào kỳ mang thai tuần thứ 39 hoặc trễ hơn một chút. Chỉ trong trường hợp cấp bách do điều kiện sức khoẻ thì mới phải thực hiện sớm hơn kế hoạch.
    Trường hợp 2: Sinh mổ khẩn cấp thường xảy ra khi mẹ bắt đầu chuyển dạ nhưng có biến chứng bất ngờ như bị suy thai, thai nhi cần được đưa ra ngoài thật nhanh trong vòng vài phút khi phát hiện vấn đề.
    Xem thêm: thuốc sắt cho mẹ sau sinh ngừa thiếu máu

    Sinh mổ lần 3 có được không?
    Như các bác sĩ chuyên khoa đã khuyến cáo, càng về những lần đẻ mổ sau, mức độ nguy hiểm càng cao, thai phụ dễ đối mặt với nhiều biến chứng thai kỳ có diễn biến phức tạp.
    Nứt, vỡ tử cung: Ở 2 lần sinh trước, trên cổ tử cung đã có một vết sẹo mổ lấy thai. Đây là nơi mà cơ tử cung trở lên yếu nhất nên khi tử cung co thắt, vết sẹo mổ lấy thai có nguy cơ bị bục và nứt ra. Từ đó dẫn đến tình trạng vỡ tử cung, đe dọa trực tiếp tới tính mạng của cả mẹ và thai nhi.
    Dính ruột: Những bà mẹ mổ lấy thai nhiều lần thì khả năng ruột dính vào thành bụng, bàng quang, ruột càng cao.
    Bất thường về nhau thai: Vết sẹo mổ lấy thai trên tử cung tăng khả năng mẹ gặp phải các bất thường về nhau thai nhu là nhau bong non, nhau tiền đạo,… Vì vậy đòi hỏi các bác sĩ thực hiện quá trình mổ lấy thai cần xử trí bất thường này một cách khéo léo.
    Nhiễm trùng: Mẹ còn có nguy cơ bị nhiễm trùng vết mổ lấy thai ở tử cung, trên thành bụng, thậm chí là gần bàng quang
    Khả năng hồi phục chậm: Do đã sinh mổ 2 lần sinh trước nên ở trong lần 3 này, cơ thể mẹ yếu hơn nhiều, khả năng phục hồi sức khỏe sẽ chậm hơn.
    Xem thêm: uống 2 viên canxi cùng lúc được không

    Những điều mẹ nên làm nếu có ý định sinh mổ lần 3
    Nếu chị em vẫn muốn sinh thêm con hoặc vì lý do nào đó phải sinh con lần 3 thì để quá trình sinh mổ lần 3 được diễn ra an toàn, thuận lợi thì mẹ cần lưu ý các điều sau:
    Khoảng cách giữa các lần mổ nên từ 3 – 5 năm để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Đây là lúc mà vết sẹo cũ của mẹ lành, hạn chế nguy cơ bứt, bục vết mổ
    Mổ lần 3 không nên chờ dấu hiệu chuyển dạ mà nên chủ động chọn thời gian mổ lấy thai sớm (từ 38 – 39 tuần) để tránh biến chứng.
    Sau sinh mổ lần 3 thì các mẹ cần thời gian nghỉ ngơi và hồi phục lâu hơn. Mổ lần 3 sẽ khiến mẹ mất sức nhiều hơn so với 2 lần trước.
    Ba mẹ cũng cần chú ý đến vấn đề về ăn uống. Để tránh ảnh hưởng tới quá trình sinh mổ thì mẹ không nên ăn uống gì trước khi mổ 8 tiếng. Trước khi mổ vài ngày cũng chỉ nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, súp, các món canh…
    Cùng với đó, để giúp sức khỏe mẹ ổn định nhất thì ngoài ăn uống khoa học, ngủ nghỉ hợp lý là điều cơ bản thì mẹ cần tăng cường bổ sung sắt canxi dha cho mẹ sau sinh để phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt, thiếu hụt canxi trong và sau thai kỳ.

    Sinh mổ lần 3 có được không đã được giải đáp trong bài viết trên. Cùng với đó là những lưu ý ba mẹ cần quan tâm để có một thai kỳ khỏe mạnh và quá trình sinh thuận lợi. Sinh mổ lần 1, lần 2 đã nguy hiểm nên mẹ mang bầu lần 3 cần được theo dõi chặt chẽ từ quá trình mang thai, sinh và sau sinh.
     
    #1

Chia sẻ trang này