Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Vậy là chúng ta đã setup những thuộc tính cần thiết để website có thể làm việc tốt với các spider cũng như cấu chỉnh lại tốc độ truy cập của spider sao cho không làm ảnh hưởng quá lớn đối với với vấn đề truy cập của người dùng. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu phần tiếp theo của công cụ Google Webmaster Tools: Your site on Web. Your site on the Web Hạng mục You site on site on the Web cung cấp cho bạn những thông tin và biểu đồ phát triển website của bạn trong thời gian qua. Nếu bạn đang sử dụng tài khoản Google Analytics thì có lẽ những biểu đồ được cung cấp bởi Google Webmaster Tools có lẽ là sẽ không đủ và không làm hài lòng bạn. Tuy nhiên, ở mức độ nào đó nó cũng có một giá trị nhất định. Chúng ta hãy cùng nghiên cứu về những thông tin do hạng mục này cung cấp: 1. Top search Queries. 2. Links to your site. 3. Keywords. 4. Internal Links. 5. Subscriber stats. Top search Queries. Phần thông tin này cung cấp cho bạn những thông tin về những từ khóa được người dùng sử dụng để tìm kiếm website bạn. Trước khi đi sâu tìm hiểu về Top Search Queries mình muốn nhắc các bạn rằng kết quả trả về của phần này là không chính xác hoàn toàn. Mình cũng không rõ tại sao lại có sự khác biệt này, tuy nhiên kết quả trả về của Google Analytics không giống với Google Webmaster Tools, do đó sẽ có một sự khác biệt nào đó. Những từ khóa được liệt kê ở đây, có nghĩa là những từ khóa mà website của bạn đã được tối ưu hóa để hiển thị nó ở mức tốt nhất chứ không có nghĩa là những từ khóa khác không phải là từ khóa tiềm năng của bạn. Do đó, bạn có thể sử dụng công cụ này để tìm hiểu xem việc từ khóa bạn chọn đã được tối ưu hóa tốt hay chưa. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu thêm ở Google Analytics. - Cột Impression cho bạn biết số lần người dùng tìm kiếm có thể tìm thấy kết quả từ website của bạn trên công cụ tìm kiếm. - Cột Clicks cho bạn biết số lần người dùng nhấp vào trang web của bạn từ công cụ tìm kiếm. - Cột CTR là tỉ lệ lần hiển thị so với số lượng Click. Dựa vào các số liệu này, bạn có thể so sánh và đo lường được kết quả tìm kiếm, triển khai các chiến dịch tối ưu hóa từ khóa, các chiến dịch SEO… hiệu quả hơn trên công cụ tìm kiếm. Trong mục này, bạn có thể có nhiều lựa chọn để lọc dữ liệu của mình như theo các thiết bị truy cập (điện thoại, PC, Hình Ảnh, Smartphone, search từ trang Image…). Bây giờ, bạn có thể theo dõi và xem xét các dữ liệu. Mình nghĩ rằng những kết quả được cung cấp có thể là rất có ích cho chiến lược SEO của bạn. Những kết quả được Google Webmaster Tools cung cấp theo keyword có thể giúp bạn tìm thấy vị trí hiện tại của từ khóa trên công cụ tìm kiếm cũng như trang web mục tiêu. Links to your site Nếu sử dụng một query tìm kiếm: Link:vnwebmaster.com Không chỉ giúp bạn xác định số backlinks hiện có của website bạn, công cụ này còn cho bạn biết được số lượng liên kết cụ thể của từng trang. Tiếc một chút vì Google không cho bạn biết những backlinks này có liên hệ với PageRank của website hay không nhưng dù sao cũng thật tuyệt vời vì bạn xác định được chính xác backlinks của mình. Để tìm kiếm thêm thông tin liên quan đến backlink cụ thể nào đó, bạn hãy nhấp vào phần thông tin chi tiết của từng backlinks. Danh sách cụ thể các trang có chứa liên kết đến trang bạn có lẽ sẽ là thông tin hữu ích cho bạn. Ngoài ra, bạn có thể download nó về để tìm hiểu dần dần nếu muốn. Các mục của bài viết này: 1. Search queries 2. Links to your site 3. Keywords 4. Internal links. 5. Subscriber stats Keywords: Trang này liệt kê tất cả các từ khóa được bạn sử dụng thường xuyên trên toàn bộ trang web, những từ khóa này được trình bày cùng với tỉ lệ nó xuất hiện trên website bao gồm cả những từ ngữ thông dụng như "của", "và", "nhưng"... Thông tin này cho biết những từ nào thường xuyên xuất hiện trên website của bạn. Nếu nhấp vào một keyword nào đó, bạn có thể xem được tổng số lần xuất hiện của keyword đó trên website của bạn và "Top URLs" có chứa keyword đó. Tuy nhiên, bản thân mình cũng chẳng hiểu Google sử dụng những tiêu chí nào để đánh giá "Top URLs". Internal links Tính năng này tương tự tính năng Links to your site. Tuy nhiên, thay vì hiển thị các liên kết từ các website khác đến website bạn nó hiển thị các liên kết trong trang web của bạn. Đây là danh sách các liên kết chéo giữa các trang trong website. Bên trái, cũng giống như Links to your site, bạn có danh sách các URL. Còn bên phải là số lần các liên kết xuất hiện trong nội bộ trang. Bạn được cung cấp thêm một bộ lọc giúp bạn tìm kiếm các URL theo tên miền phụ hoặc tên miền chính. Nhấp vào số lượng liên kết, bạn sẽ nhận được danh sách các URL có chứa liên kết đó. Đây là một nguồn dữ liệu quan trọng giúp bạn phân tích và đánh giá các liên kết chéo trong trang và cấu trúc nội bộ của trang. Bởi tính chất quan trọng của trang, những trang quan trọng bạn nên giành cho nó một số lượng liên kết nhiều hơn những trang khác và giảm dần đối với những trang ít quan trọng. Nếu bạn không tìm thấy các liên kết trong các trang bạn cho là quan trọng, bạn nên giành thời gian để bổ sung các liên kết nội bộ đến trang này. Subscriber stats Phần này giúp bạn xem nhanh các RSS của trang mình và số lượng người dùng đăng ký sử dụng RSS của bạn qua Google. Bạn có thêm một tùy chọn submit trang này như một Sitemap nếu muốn. (Trích từ vnwebmaster.com)