Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Rau muống có nhiều chất xơ, protein, vitamin C, vitamin E, chất béo và các khoáng chất như sắt, kẽm, magie rất cần thiết cho cơ thể con người. Đây là loại rau có giá thành rất rẻ, rất dễ mua, dễ chế biến và trở thành loại rau vô cùng quen thuộc trong bữa cơm của nhiều gia đình Việt. Bà đẻ nên ăn rau muống không? Xem thêm: cách massage sau sinh giảm đau nhức mệt mỏi Sau sinh bà đẻ có nên ăn rau muống không? Theo quan niệm dân gian, bà đẻ không nên ăn rau muống quá sớm sau sinh. Bởi rau muống làm đầy vết thương và có thể gây ra sẹo lồi ở vết mổ, vết thương sau sinh. Loại sẹo này sẽ không biến mất theo thời gian mà ngày càng chai cứng, vùng da xung quanh cũng thâm sạm theo. Chính vì thế, nếu mẹ sinh mổ ăn rau muống quá sớm sẽ khiến vết mổ bị sẹo lồi mất thẩm mĩ, mẹ sinh thường bị rạch tầng sinh môn cũng khiến vết mổ bị lên sẹo. Tuy chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều này nhưng mẹ vẫn nên kiêng ăn rau muống thời gian đầu sau sinh để giảm tối đa nguy cơ hình thành sẹo lồi, sẹo thâm. Bởi ngoài rau muống, mẹ còn có thể sử dụng rất nhiều loại rau bổ dưỡng khác: súp lơ, cải thảo, rau bina, … Xem thêm: mẹ sau sinh uống sắt và canxi trong bao lâu Sau sinh bao lâu ăn rau muống được? Thời điểm thích hợp để ăn rau muống sau sinh tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Về lý thuyết, phụ nữ sinh thường nên đợi ít nhất 3 tháng, còn phụ nữ sinh mổ nên đợi khoảng 6-7 tháng. Tuy nhiên, mẹ sau sinh cần quan sát vết thương để xác định thời điểm thích hợp, thường là khi vết thương đã lành hẳn và sẹo mờ đi. Ăn rau muống đúng thời điểm mang lại một số tác dụng tốt đối với sức khỏe như: Trị táo bón và khó tiêu: Rau muống chứa nhiều chất xơ nên rau muống có tác dụng nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón sau sinh. Trị thiếu máu: Trong rau muống có chất sắt, rất tốt cho bà đẻ sau sinh, hỗ trợ cải thiện thiếu máu rất tốt. Ngăn ngừa bệnh tim: Rau muống chứa folate, magie, đều là những khoáng chất có lợi cho tim, tăng cường sức khỏe tim mạch. Bổ mắt: Hàm lượng carotenoid, vitamin A và lutein trong rau muống khá cao nên rất tốt cho mắt. Tốt cho da: Do thành phần có chứa vitamin C, E nên rau muống có khả năng chống lại sự oxi hóa. Ăn rau muống thường xuyên giúp làn da khỏe hơn, giảm nếp nhăn và hạn chế nổi mụn Xem thêm: canxi nào không gây táo bón sau sinh Gợi ý cách làm món ngon từ rau muống cho mẹ Sau thời gian kiêng cữ, mẹ có thể bổ sung ngay món ngon từ rau muống dưới đây vào thực đơn cho cả gia đình: Nguyên liệu: Thịt bò 300g Rau muống 500g Dầu ăn 2 muỗng canh Gia vị thông dụng: hạt nêm, muối, bột ngọt. Cách làm: Rửa qua sơ thịt bò với nước muối loãng. Sau đó, rửa thật sạch với nước lạnh, vớt ra để ráo rồi cắt miếng mỏng vừa ăn. Rau muống nhặt bỏ phần lá úa, sâu, rửa thật sạch và vớt ra rổ để ráo. Nếu rau muống quá dài, có thể cắt làm đôi nhé. Bắc nồi lên bếp, cho khoảng 500ml nước vào và đun sôi. Đợi nước sôi, cho rau muống vào, khi nước sôi trở lại thì vớt ra và cho ngay vào tô nước đá lạnh, ngâm khoảng 5 phút. Sau 5 phút, vớt rau ra rổ và để ráo. Tiếp tục, bắc chảo lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu ăn, điều chỉnh lửa lớn, đợi dầu nóng thì cho thịt bò vào xào, đảo nhanh tay khoảng 2 phút cho thịt săn lại thì hạ nhỏ lửa. Nêm thêm 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 1/2 muỗng cà phê muối cùng 4 muỗng canh nước lọc, xào nhanh và đều tay cho gia vị ngấm đều vào thịt. Cho rau muống đã trần và để ráo nước cùng 1 muỗng canh dầu ăn vào xào khoảng 2 phút cho rau thấm gia vị. Nêm nếm lại cho vừa với khẩu vị gia đình và tắt bếp. Quá trình sinh con khiến mẹ bầu hao hụt lượng máu lớn. Nếu không được bổ sung sắt và các thành phần tạo máu kịp thời có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe mẹ và cả trẻ sơ sinh. Mẹ sau sinh đặc biệt những mẹ cho con bú cần bổ sung sắt đúng đủ mỗi ngày. Ăn các thực phẩm giàu sắt kết hợp uống viên sắt cho mẹ sau sinh đúng thời gian, liều lượng là cách tốt nhất giúp mẹ phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt trong giai đoạn này. Hy vọng rằng thông qua bài viết giải đáp thắc mắc cho con bú ăn rau muống được không trên đây, các mẹ bỉm đã có thêm thông tin hữu ích và tự tin hơn trong quá trình chăm sóc sức khỏe của mình và con yêu. Hẹn gặp lại trong các chủ đề khác về chăm sóc gia đình và dinh dưỡng!