Chia sẻ Promotion là gì? Yếu tố làm nên chiến lược Promotion thành công?

Thảo luận trong 'Social Marketing' bắt đầu bởi tambinhan98, 19/11/18.

  1. tambinhan98 PageRank 0 Member

    Tham gia ngày:
    18/11/18
    Promotion là gì?
    Promotion được hiểu theo hai nghĩa:

    Trong bán hàng, promotion có khái niệm rộng hơn so với giảm giá, bao gồm: các công cụ quảng cáo, PR, hay một mức giảm giá của một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể… Promotion nhằm mục đích tăng cường khả năng bán hàng với giá tốt nhất để khách hàng có cơ hội lựa chọn. Các chương trình khuyến mãi sản phẩm cũng có thể được thông qua hai loại: chương trình giảm giá “sale” hoặc một chương trình đặc biệt “special”.

    [​IMG]

    Trong sự nghiệp phát triển của một nhân viên trong doanh nghiệp, promotion được hiểu là sự thăng cấp về vị trí trong công việc.

    Hiệu quả một chiến lược Promotion thành công là gì?
    1. Nhận thức

    Nhận thức trong Promotion là gì? Vai trò đầu tiên và quan trọng nhất của Promotione trong Marketing là tạo ra nhận thức. Bất cứ khi nào sắp giới tra mắt một sản phẩm mới, hoặc giới thiệu một chương trình mới, cần phải tạo ra nhận thức. Vì vậy, các công ty sử dụng chương trình khuyến mãi trong hỗn hợp tiếp thị là BTL và ATL để quảng bá sản phẩm.

    2. Xây dựng thương hiệu
    [​IMG]

    Thành ngữ “Một thương hiệu là một lời hứa” là câu nói bất hủ trong thế giới Marketing. Tuy nhiên, một thương hiệu bao gồm cả Sản phẩm cũng như các thông tin truyền thông từ Doanh nghiệp đến khách hàng. Do đó, các thương hiệu như Apple và Coca cola đang đứng đầu trên bảng giá trị thương hiệu. Đó là kết quả của những nỗ lực quảng bá và tiếp thị truyền thông của họ trong suốt vài thập kỷ qua.

    3. Định vị
    Khi nói đến những chiếc xe hơi cao cấp, đâu sẽ là thương hiệu đầu tiên bạn nghĩ đến? Có phải BMW, AUDI, FERRARI hay là một thương hiệu nào khác? Tất cả các công ty này đang cố gắng để có được vị trí hàng đầu trong tâm trí của bạn và của khách hàng. Chiến lược Promotion của một công ty trực tiếp quyết định vào vị trí của thương hiệu trong tâm trí của khách hàng.



    4. Chấp nhận
    Một khách hàng sẽ có khả năng chấp nhận một sản phẩm. Nếu anh ta đã từng nghe thương hiệu hoặc tên công ty ở đâu đó. Như vậy, cùng với nhận thức, chiến lược Promotion cũng làm tăng sự chấp nhận của sản phẩm trên thị trường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì không phải vậy. Dù bạn có làm bao nhiêu quảng cáo nếu sản phẩm không phù hợp, thị trường sẽ không bao giờ chấp nhận. Do đó, chiến lược Promotion có những hạn chế riêng.

    5. Nhắm mục tiêu của khách hàng
    [​IMG]

    Các chương trình khuyến mãi giúp Doanh nghiệp nhắm đúng khách hàng mục tiêu của họ. Ví dụ – Pepsi nhắm vào giới trẻ, Adidas nhắm vào những người yêu thể thao và sức khỏe, v.v. Do đó, nếu nhắm mục tiêu theo phân đoạn và định vị thị trường, Doanh nghiệp sẽ có chiến lược Promotion phù hợp.

    6. Thu hồi thương hiệu.
    Mục tiêu Promotion là gì? Một trong những mục tiêu phổ biến nhất đó là ám ảnh thương hiệu. Đó là làm khách hàng luôn gợi nhớ về thương hiệu của bạn. Hiện nay, ngày càng nhiều thương hiệu trở nên phổ biến trên thị trường. Nên bạn có thể không cần quảng cáo gợi nhớ thương hiệu. Nhưng các lĩnh vực như dược phẩm có tính cạnh tranh cao và không đa dạng sản phẩm. Thì bạn cần thường xuyên cần phải thực hiện Promotion để thúc đẩy sự gợi nhớ thương hiệu. Vì vậy, Promotion trong Marketing sẽ giúp gợi nhớ thương hiệu với khách hàng. Qua đó thúc đẩy doanh thu và hình ảnh thương hiệu của sản phẩm.

    [​IMG]

    7. Có được khách hàng mới
    Mục đích cuối cùng của Marketing hay bất kì chiến dịch quảng bá Sản phẩm, là để thu hút khách hàng mới. Và mang về lợi nhuận “khủng” cho công ty. Với các hoạt động ATL và BTL hoạt động đồng thời, và một kế hoạch truyền thông tiếp thị phù hợp tại chỗ, Doanh nghiệp sẽ dễ dàng thu được nhiều khách hàng hơn.
     
    Quan tâm nhiều
    #1
  2. hoandohuu262 PageRank 0 Member

    Tham gia ngày:
    23/4/17
    Nơi ở:
    Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
    hiểu thêm chút ít
     
    #2

Chia sẻ trang này