Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Môi trường làm việc trong nhà xưởng, công trường ẩn chứa nhiều nguy cơ tai nạn cho người lao động, phổ biến trong số đó là tai nạn do vấp ngã hoặc bị vật nặng rơi vào chân khi mang vác. Để bảo vệ đôi chân trước những nguy cơ này, đôi giày bảo hộ lao động chỉ cần bổ sung một bộ phận đơn giản là miếng bảo vệ ngón chân (toecap). Miếng bảo vệ ngón chân thường gắn liền với miếng lót thép chống đâm xuyên. Khi mua giày bảo hộ chống đinh đúng chuẩn, giày sẽ có thông tin cụ thể về vật liệu làm mũi giày (toecap). Mũi giày được gắn cố định vào đế giày hovdặc tấm lót giữa chống đâm xuyên (midsole/plate). Hai vật liệu phổ biến thường được sử dụng là Thép và Composite. Thép là vật liệu cơ bản chế tạo mũi giày bảo hộ lao động, phổ biến nhớ tính dễ chế tác, khả năng bảo hộ dưới lực cán lớn và có độ đàn hồi. Giày mũi thép có thể bảo vệ ngón chân khỏi lực tác động tương đương 200J và 15.000 Newton, hay nói cách khác là chịu được lực cán của chiếc xe tải 1,5 tấn. Compsite là vật liệu tổng hợp, tính chất phi kim, chịu lực hơn thép, nhẹ hơn thép. Composite có thể được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau nhưng tập trung vào các nguồn phi kim, tạo ra những đôi giày bảo hộ lao động Metal-free, không cần cởi ra khi đi qua máy quét kim loại. Composite còn có lợi thế khối lượng nhẹ và chịu lực tốt hơn, khó bị biến dạng như thép. Hiện nay đa số các nhãn hàng giày bảo hộ lao động đều phát triển cả sản phẩm giày mũi thép và giày mũi composite. Ngoài sự khác biệt cơ bản do vật liệu, hai loại giày này không phân biệt về thiết kế bên ngoài. Tuy nhiên giày mũi composite thường có giá thành cao hơn so với sản phẩm mũi thép cùng loại.