Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ gặp rối loạn tiêu hóa, nếu cha mẹ không kịp thời xử lý tình trạng này, lâu dài sẽ khiến trẻ gặp nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe hơn. Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu các dấu hiệu bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em TÁO BÓN LÀ DẤU HIỆU BỆNH RỐI LOẠN TIÊU HÓA Ở TRẺ Bên cạnh trào ngược dạ dày thực quản thì táo bón do rối loạn tiêu hóa cũng là dấu hiệu mẹ sẽ thường xuyên gặp khi nhà có em bé. Đây là hiện tượng trẻ không đi ngoài được sau nhiều ngày khiến cho thức ăn tiêu thụ vào không thải ra được. Các bé bị táo bón lcó thể sẽ biếng ăn, hay khóc nhất là khi đi ngoài không được. Trầm trọng hơn táo bón còn có thể gây tắc nghẽn ruột gây nguy hiểm đến tính mạng. Nếu bé 6 tháng đầu đời gặp tình trạng này có thể áp dụng massage bụng nhẹ nhàng cho con trước khi ăn hay dùng 1 số mẹo dân gian. Khi trẻ đã qua giai đoạn 1 tuổi thì mẹ có thể bổ sung thêm rau củ quả tươi vào chế độ dinh dưỡng và cho trẻ uống nhiều nước. Nếu các giải pháp tạm thời không mang lại kết quả thì mẹ có thể cho con uống thuốc kích thích đi ngoài hoặc thụt nếu cần. Tuy nhiên các biện pháp này cần có sự cho phép của bác sĩ. BÉ BIẾNG ĂN DO RỐI LOẠN TIÊU HÓA Rối loạn tiêu hóa là suy giảm chức năng các bộ phận, cơ quan trong cơ thể làm bé biếng ăn. Đây cũng là tình trạng khiến nhiều ba mẹ đau đầu khi mỗi lần đến bữa ăn lại mất rất nhiều thời gian cho con. Biếng ăn là nguyên nhân gây còi xương ở trẻ và suy giảm hệ miễn dịch làm trẻ thường xuyên mắc nhiều bệnh vặt. Do đó, để khắc phục tình trạng này mẹ có thể đổi thực đơn kích thích con ăn ngon miệng hơn hay uống thêm các loại thuốc bổ hỗ trợ. BÉ ĐI PHÂN SỐNG HOẶC TIÊU CHẢY Khi rối loạn tiêu hóa, em bé cũng có thể sẽ đi phân sống hoặc tiêu chảy gây đau bụng ở nhiều mức độ khác nhau. Trẻ gặp tình trạng này cũng sẽ biếng ăn và thường xuyên quấy khóc, khó chịu, chậm tăng cân... Nếu bé còn đang bú sữa mẹ thì mẹ hãy kiểm tra lại chế độ dinh dưỡng của mình, sữa công thức thì nên thử đổi loại khác cho bé. Khi bé lớn hơn thì mẹ nên xem và điều chỉnh dinh dưỡng hàng ngày cho con. Ngoài ra, nếu tình trạng nặng mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám kịp thời. BÉ SÚT CÂN, NHẸ CÂN, CÒI CỌC Dấu hiệu thường thấy khi trẻ rối loạn tiêu hóa là trẻ bị sút cân hoặc quá nhẹ cân dẫn đến còi cọc, yếu ớt. Thực tế, rối loạn tiêu hóa sẽ làm suy giảm chức năng các cơ quan nên lượng dinh dưỡng trẻ ăn vào không được cơ thể hấp thụ. Từ đó khiến bé còi cọc và ít tăng cân, nhất là trẻ ở giai đoạn đầu đời. NÔN TRỚ DO TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY Có khoảng 50 – 60% trẻ nhỏ ở giai đoạn 6 tháng đầu thường gặp phải tình trạng nôn trớ hay trào ngược dạ dày thực quản. Đây được coi là một trong những dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Nguyên nhân là do sữa mà trẻ bú vào có khi đi xuống dạ dày bị trào ngược lên lại thực quản. Từ đó dẫn đến hiện tượng trẻ nôn trớ sữa ra ngoài ngay sau khi trẻ mới ăn vào. Trào ngược dạ dày là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa khá nguy hiểm có thể gây nhiều biến chứng như viêm tai giữa, viêm phổi, còi xương suy dinh dưỡng,… Để khắc phục, ba mẹ nên chọn giải pháp phù hợp như áp dụng ẵm đứng trẻ và vỗ ợ hơi 15 – 30 phút sau khi ăn cho con. Mẹ cũng có thể chọn mua loại ghế nằm chống trào ngược cho bé. Nếu tình trạng không thuyên giảm thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trên đây là những dấu hiệu bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em mẹ cần lưu ý. Ngoài ra việc thiết lập thực đơn khoa học và thói quen lành mạnh cho con thì hiện nay, việc bổ sung lợi khuẩn tăng cường tiêu hóa cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa giúp cải thiện tiêu hóa và tăng đề kháng cho trẻ là xu hướng được nhiều cha mẹ tin chọn. Khi hàm lượng men vi sinh được cung cấp đầy đủ sẽ có tác dụng giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và cải thiện nhanh chóng các triệu chứng rối loạn tiêu hóa cũng như giúp trẻ ăn ngon miệng và hấp thu tốt hơn, tăng sức đề kháng cho cơ thể tốt nhất.