Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Táo bón sau sinh là một trong những nỗi ám ảnh của rất nhiều chị em, đặc biệt là các trường hợp sinh mổ. Vậy mẹ có biết tại sao bà đẻ lại bị táo bón không? Làm sao để khắc phục tình trạng này? Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ hiểu rõ về tình trạng này. Xem thêm: canxi nào không gây táo bón cho bà bầu sau sinh Nguyên nhân khiến bà đẻ bị táo bón sau sinh Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng táo bón sau sinh gồm có: Thay đổi hormone: Cơ thể người phụ nữ sau sinh sẽ phải trải qua những sự thay đổi nội tiết tố, nồng độ hormone progesterone giảm dần khiến cho mẹ bị táo bón. Thay đổi chế độ ăn: Ăn uống sau sinh chú trọng ăn nhiều đạm, ít rau củ và chất xơ, uống ít nước làm tăng nguy cơ bị táo bón. Nhịn đi vệ sinh: Việc kiêng cữ sau sinh khiến các mẹ hạn chế đi lại để vết mổ hay vết khâu tầng sinh môn mau lành, và nhiều mẹ cũng có tình trạng nhịn đi vệ sinh dẫn tới táo bón. Căng thẳng, thiếu ngủ, ít vận động: Sau sinh có nhiều mẹ rơi vào trạng thái căng thẳng, thiếu ngủ, hạn chế vận động và làm ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa, ức chế nhu động ruột và gây táo bón. Vấn đề đại tràng: Trong khoảng thời gian mang thai, đại tràng thường xuyên bị chèn ép và khi sinh nở, cơ thể người phụ nữ sẽ bị mất nhiều máu và sản dịch, làm cho đại tràng không được cung cấp đủ nước và máu, dẫn tới tình trạng bị khô gây táo bón, đau đớn mỗi khi mẹ đi đại tiện. Xem thêm: loại sắt nào không gây táo bón Cách cải thiện tình trạng táo bón cho mẹ sau sinh Dùng thuốc để điều trị táo bón thường không được áp dụng với sản phụ vì có thể ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Vì thế, mẹ hãy áp dụng những biện pháp cải thiện táo bón sau sinh ngay tại nhà để cảm thấy dễ chịu hơn và giảm triệu chứng bệnh: Thay đổi chế độ ăn uống sau sinh Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày là cách giúp các mẹ bỉm cải thiện táo bón hiệu quả. Để xây dựng chế độ ăn tốt và hạn chế táo bón, các mẹ cần lưu ý: Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ với các loại rau củ, hoa quả tươi để kích thích hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột, tăng nhu động ruột và hạn chế táo bón. Uống thêm nhiều nước mỗi ngày khoảng 2-2.5 lít nước để phân hấp thu, trương nở và giúp việc tống phân ra bên ngoài dễ dàng hơn. Có thể bổ sung nước lọc, sữa, nước ép rau củ, trái cây, nước trong canh.. Ăn đúng giờ và chia nhỏ bữa ăn để tăng cường tiêu hóa, bổ sung thức ăn mềm, lỏng, tránh các món khó tiêu, đồ chiên rán, cay nóng. Các mẹ bỉm đừng quên kết hợp một chế độ dinh dưỡng khoa học với việc sử dụng đều đặn các viên uống bổ sung vi chất, nhất là nên uống sắt và canxi loại nào sau sinh. Sử dụng sẽ giúp mẹ đảm bảo hàm lượng vi chất cần thiết cho một sức khỏe tốt, phòng ngừa tình trạng thiếu hụt vi chất sau sinh. Mẹ hãy lựa chọn sản phẩm uy tín, chất lượng và mua sản phẩm hữu cơ để tránh tình trạng nóng trong, táo bón. Giữ tinh thần thoải mái Nhiều mẹ bỉm bị stress, căng thẳng sau sinh và đây cũng là lý do làm cho mẹ bị táo bón và gặp các vấn đề tâm lý khác. Do đó, mẹ cần giải tỏa căng thẳng với các biện pháp thích hợp để cân bằng trạng thái cơ thể, hạn chế ảnh hưởng tới sức khỏe. Tập thói quen đi vệ sinh Xây dựng thói quen đi vệ sinh đúng giờ sẽ có ích với chức năng của đường ruột, đại tràng, tăng sự ổn định và cải thiện chứng táo bón sau sinh. Mẹ hãy chọn một khung giờ phù hợp để hình thành thói quen đi vệ sinh, tốt nhất là vào buổi sáng. Chú ý tránh nhịn tiểu, nhịn đại tiện để không làm chứng táo bón bị nặng hơn, đòng thời tống các chất thải, chất cặn bã ra bên ngoài. Tập thể dục đều đặn mỗi ngày Việc tập luyện thường xuyên với những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp sẽ giúp cải thiện vấn đề tiêu hóa, vóc dáng và nâng cao sức khỏe tổng thể, hạn chế tình trạng táo bón, tăng nhu động ruột cũng như giúp tâm trạng vui vẻ, thoải mái, tránh trầm cảm.. Xem thêm: uống sắt và canxi bị táo bón phải làm sao Tóm lại, phụ nữ sau sinh nếu bị táo bón cần sớm thiết lập lại phản xạ đại tiện bình thường, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để tránh những hậu quả không tốt cho cơ quan tiêu hóa và sinh sản sau này.