Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Xu hướng IoT (Internet of Things) hiện rất phổ biến và là xu hướng của cả thế giới, công nghệ này kỳ vọng sẽ được thế giới lên một mức phát triển mới. Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, IoT cũng đang đưa chúng ta trở lại thời kỳ trung cổ với những hiểm họa khó lường. Các thiết bị có hỗ trợ Internet đang trở nên rất phổ biến, những cũng dễ dàng bị xâm nhập, ví dụ như gần đây hacker đã đột nhập vào hệ thống dữ liệu một sòng bạc qua bể cá của sòng bạc đó. Chiếc bể có cảm biến được kết nối Internet đo nhiệt độ và kiểm soát sự sạch sẽ. Các hacker thông qua cảm biến của bể cá truy cập vào máy tính kiểm soát cảm biến đó và từ đó chiếm quyền kiểm soát đến phần còn lại của hệ thống. Và kết quả là 10 gigabyte dữ liệu đã được sao chép đến một địa chỉ vô danh ở Phần Lan. Thông qua sự việc xảy này, có thể thấy được một vấn đề với những thiết bị “Internet of things” đó là chúng ta không hoàn toàn kiểm soát được chúng. Với các trợ lý ảo thông minh như Siri và Alexa, đồng hồ, lò nướng bánh mỳ, tủ lạnh, nhiệt… Tuy nhiên người dùng, doanh nghiệp hiện cũng đang gặp rất nhiều nguy hiểm do các thiết bị IoT bị tấn công. Trí thông minh của máy móc Nóng hổi tính thời sự nhất là khái niệm Skynet. Đây là một hệ thống trí thông minh nhân tạo (artificial intelligence – AI) siêu đẳng dựa trên mạng lưới hệ thần kinh, đã xuất hiện lần đầu trong phần đầu tiên của bộ phim khoa học viễn tưởng nhiều phầnTerminator (Kẻ hủy diệt) được phát hành năm 1984. Skynet đã đạt tới trình độ tự nhận thức, tự điều khiển mình như loài người sau khi nó lây lan vào hàng trăm triệu máy chủ trên khắp thế giới và sau đó là hủy diệt loài người. Liệu cái kịch bản khủng khiếp này có từ trong phim Hollywood nhảy ra đời thực? Chẳng ai dám nói là không thể, khi mà trước nay đã có nhiều thứ ban đầu xuất hiện trong phim, sau đó trở thành hiện thực. Vấn đề là thời gian mà thôi. Ngày 5-10-2016, trên trang fanpage ở mạng truyền thông xã hội Facebook, Công ty Intel đã đưa lên một bài lưu ý mọi người rằng AI đã có mặt từ lâu và ngày càng xuất hiện nhiều hơn, sâu rộng hơn trong cuộc sống con người. Một phần do đà tiến bộ của công nghệ, phần khác cần phát triển để kinh doanh và tồn tại, các hãng công nghệ đang chạy đua nhau nghiên cứu, phát triển các công nghệ và sản phẩm mới ứng dụng AI. Tính năng học hỏi sẽ khiến trí thông minh nhân tạo ngày càng nguy hiểm hơn.Hồi tháng 4-2016, tôi có dịp tới thăm tổng hành dinh của Microsoft tại Redmond (Mỹ) và được nghe giới thiệu, thậm chí được trải nghiệm về AI ở cấp độ cao hơn là những cỗ máy học (machine learning). Chẳng hạn, một chiếc máy massage ban đầu còn ngu ngơ như con dâu mới về nhà chồng nhưng càng phục vụ, nó càng hiểu rõ hơn ý thích và thói quen của chủ nhân để phục vụ tốt hơn. Có thể nói rằng với những cỗ máy học này, thiết bị công nghệ càng xài lâu càng thêm thông minh hơn. Mà công cụ càng thông minh càng phục vụ loài người tốt hơn thì cũng đồng thời càng nguy hiểm hơn đối với loài người. Theo báo công nghệ The Wired (5-8-2015), Cục An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA) thật sự đã có một chương trình quy mô lớn mang tên Skynet. Chỉ có điều không giống hệ thống máy tính tự nhận thức Skynet trong phim Terminator, Skynet của chính phủ Mỹ là một chương trình giám sát sử dụng dữ liệu của các điện thoại để lần theo vị trí và cuộc gọi của những kẻ tình nghi khủng bố. Skynet này cũng rất lợi hại và không ai tưởng tượng nổi nó gây hại ra sao nếu như rơi vào tay bọn xấu. Vấn đề nghiêm trọng với bảo mật của các thiết bị IOT IoT là một con dao hai lưỡi, nó không chỉ gây ra những rủi ro rất lớn đối với các doanh nghiệp trên toàn thế giới mà còn có khả năng phá vỡ các tổ chức, hoặc chính internet. Vội vàng tạo ra sản phẩm hợp thời đại mà nhà sản xuất bỏ ngỏ vấn đề về IOT. Sau khi phân tích các cuộc tấn công thì hầu hết được tạo ra bởi các lỗ hổng cực kỳ đơn giản. Một số ví dụ thiết bị IoT bị tấn công Không có ví dụ nào tốt hơn mã độc Mirai phần mềm độc hại botnet, đã đánh sập các trang web lớn nhất trên thế giới chỉ trong vài giờ. Mirai được cài đặt trong các thiết bị IOT, router để tạo ra những cuộc tấn công DDOS khổng lồ. Một ví dụ điển hình khác cho thấy một thiết bị IoT bị tấn công khi kết nối với mạng. Tội phạm mạng đã tấn công một sòng bạc ở Bắc Mỹ thông qua máy đo nhiệt độ kết nối Internet trong một bể cá của sòng bạc. Hacker khai thác một lỗ hổng trong bộ điều chỉnh nhiệt để tấn công thiết bị này và xâm nhậm hệ thống mạng. Khi đã thâm nhập, họ truy cập và đánh cắp các CSDL của người đánh bạc. Công nghệ IoT làm dấy lên nỗi lo ngại về những mối đe doạ mới và phức tạp hơn. Các sự cố trên là một lời nhắc nhở rằng thiết bị IoT có thể dễ dàng bị tấn công hoặc xâm nhập. Có rất nhiều IoT, mọi thứ từ máy đo nhiệt độ, hệ thống làm lạnh, điều hòa không khí HVAC, đến những thiết bị Alexa văn phòng. Có rất nhiều IoT và phần lớn trong số chúng không được bảo vệ và tồn tại lỗ hổng. Khi đó các thiết bị IoT bị tấn công dễ dễ dàng. Các nhà sản xuất tập trung vào hiệu suất và khả năng sử dụng thiết bị. Họ bỏ qua các biện pháp bảo mật, mã hoá dữ liệu và những lỗ hổng cơ bản. Đó là lý do tại sao các thiết bị IOT thường bị tấn công dễ dàng. Do đó, người dùng khó có thể làm điều gì để tự bảo vệ mình cho đến khi nhà sản xuất đưa ra các biện pháp bảo mật và bản vá cho những lỗ hổng có thể có trong thiết bị của họ. Con người phải tự bảo vệ mình Ngày 28-9-2016, một liên minh công nghệ mới gọi là Đối tác về AI (Partnership on Artificial Intelligence – POAI) đã được thành lập. Tham gia tổ chức này là những ông lớn công nghệ của thế giới như IBM, Google, Facebook, Microsoft và Amazon. Trên danh nghĩa, đây là một nền tảng để các công ty công nghệ có thể ngồi lại thảo luận với nhau và có được những thực hành tốt nhất cho ngành công nghiệp AI. Nhưng giới quan sát hiểu rằng các ông lớn công nghệ này muốn hợp sức lại để kiểm soát sự phát triển của AI ngay từ sớm, làm cho nó đi đúng đường, phòng ngừa những thảm họa như Skynet trong phim Hollywood. Với tư cách các ông lớn trong ngành công nghệ cao, các thành viên sáng lập POAI hơn ai hết hiểu được những tiềm năng cũng như những nguy cơ của AI. Giờ đây không còn là chuyện trong phim nữa, mà nhìn đâu trong cuộc sống người ta cũng thấy rõ xu hướng tự động hóa với cấp độ thông minh. Chẳng hạn như những chiếc xe tự lái không có tài xế đang chạy trên đường phố. Nếu tài xế người có thể nổi điên, AI trong những chiếc xe tự lái đó cũng có thể chập cheng. Người thông minh chắc chắn hiểu trước được những mối nguy hiểm mà trí thông minh nhân tạo có thể gây ra cho loài người. Theo đà tiến hóa, loài người cần phải phát triển AI ngày càng thông minh siêu đẳng hơn. Nhưng đồng thời loài người cũng phải dự liệu sẵn những chiêu thức để tự bảo vệ mình. Tương lai, con người không chỉ phải tự bảo vệ trước đồng loại, thú dữ, thiên tai, dịch bệnh mà còn phải đối phó với cả những người máy AI do con người phát triển. Nguồn: SecurityBox