Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Gần đây nhiều website của Việt Nam liên tục gặp những sự cố về vấn đề an ninh mạng, bị tin tặc tiến công, chiếm quyền điều khiển, thay đổi nội dung giao diện. Nguyên nhân do một số đơn vị thiếu sự quan tâm đúng mức việc bảo mật, vì vậy mỗi khi xảy ra sự cố đều lúng túng và mất không ít thời gian mới có thể khôi phục được hệ thống. Với hàng ngàn các cuộc tấn công trên mạng diễn ra hàng ngày, an ninh mạng đang là tâm điểm chú ý của hầu hết các doanh nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, một thực tế là hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay lại phản ứng rất chậm trước các nguy cơ an ninh, sự cố tấn công trên mạng. Hoạt động tấn công mạng vào các cơ sở hạ tầng thông tin trọng yếu ngày càng gia tăng về quy mô và tính chất nguy hiểm -Riêng năm 2016, có tới gần 7.000 trang/cổng thông tin điện tử của nước ta bị tấn công. Nhiều thiết bị kết nối Internet (IoT) tồn tại lỗ hổng bảo mật dẫn đến nguy cơ tin tặc khai thác, chiếm đoạt sử dụng làm bàn đạp cho các cuộc tấn công mạng trên thế giới. - Hệ thống thông tin trọng yếu, nhất là hàng không, ngân hàng, viễn thông có nguy cơ bị phá hoại nghiêm trọng bởi các cuộc tấn công mạng, điển hình là là vụ tấn công mạng vào ngành hàng không Việt Nam ngày 29/7/2016. Hoạt động tấn công mạng vào các cơ sở hạ tầng thông tin trọng yếu ngày càng gia tăng về quy mô và tính chất nguy hiểm - Riêng năm 2016, có tới gần 7.000 trang/cổng thông tin điện tử của nước ta bị tấn công. Nhiều thiết bị kết nối Internet (IoT) tồn tại lỗ hổng bảo mật dẫn đến nguy cơ tin tặc khai thác, chiếm đoạt sử dụng làm bàn đạp cho các cuộc tấn công mạng trên thế giới. - Hệ thống thông tin trọng yếu, nhất là hàng không, ngân hàng, viễn thông có nguy cơ bị phá hoại nghiêm trọng bởi các cuộc tấn công mạng, điển hình là là vụ tấn công mạng vào ngành hàng không Việt Nam ngày 29/7/2016. -Nhà quản trị không có cái nhìn tổng quan về hệ thống. -Họ không biết có bao nhiêu thiết bị đang hoạt động, có bao nhiêu cổng dịch vụ đang mở, nhân viên đang làm gì hay thậm chí thiết bị IPS, Firewall hoạt động có hiệu quả thực sự không. -Có nhiều lỗ hổng đã được cảnh báo nhưng không cập nhật bản vá lỗ hổng. -Nhận thức và kỹ năng về an ninh mạng của nhân viên còn yếu kém. -Doanh nghiệp chưa có chính sách về ATTT rõ ràng. -Không đủ ngân sách để lập kế hoạch ứng cứu sự cố. -Đặc biệt các đơn vị doanh nghiệp chưa có một bản kế hoạch ứng cứu sự cố. Trên đây là tổng hợp các nguy cơ mất an toàn thông tin trong các doanh nghiệp Việt Nam Nguồn: SecurityBox