Chia sẻ Ngụy biện dễ khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng

Thảo luận trong 'Mua bán Hosting' bắt đầu bởi Huymartin776, 28/6/17.

  1. Huymartin776 PageRank 0 Member

    Tham gia ngày:
    8/6/17
    Ngụy biện - trong tiếng Anh gọi là fallacy!
    > Cách chúng ta đưa ra lý do để bào chữa cho những cái sai rõ rành rành của bản thân.
    > Đó là những cách lập luận quanh co, phản logic nhằm khiến người khác phải hiểu sai sự thật.
    > Có thể nói con người sử dụng cách nói ngụy biện khá nhiều trong hội thoại thông thường dù hữu ý hay vô tình, và cụ thể, đặt vào môi trường làm việc chuyên nghiệp, các lỗi lập luận thiếu logic này dễ khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng, cấp trên hoặc đối tác.

    1.Ngụy biện bù nhìn (straw man)
    Là cách bóp méo, xuyên tạc quan điểm hay phát biểu của người khác biến nó thành một ý nghĩa hoàn toàn khác.

    2. Ngụy biện dựa vào đám đông
    Kiểu ngụy biện này lợi dụng quan niệm: Số đông luôn đúng - quan điểm, lý lẽ nào được số đông ủng hộ thì nó phải đúng.

    3. Ngụy biện dựa vào thẩm quyền
    Có một sự thật rằng các quyết định trong một tập thể hoặc tổ chức chịu ảnh hưởng khá nhiều từ người có thẩm quyền cao nhất

    4. Ngụy biện sai song đề
    Sai lầm thông thường này gây hiểu nhầm bằng cách trình bày các vấn đề phức tạp theo hai mặt vốn đã đối lập. Ngụy biện này bắt đầu với một số điều chắc chắn đúng rồi sau đó kết luận lại mâu thuẫn thẳng thừng với những khẳng định ban đầu.

    5. Ngụy biện khái quát vội vã
    Là ngụy biện bằng cách khái quát hóa từ vài ví dụ lặt vặt và có thể không mang tính đại diện.

    6. Ngụy biện quy nạp chậm chạp
    Sự suy diễn lười biếng có thể dẫn đến khái quát sai lầm một cách vội vàng. Sự sai lầm này xảy ra khi có đủ bằng chứng hợp lý cho thấy một kết luận cụ thể là đúng, nhưng ai đó không thừa nhận điều đó, thay vào đó gán cho nó kết quả là trùng hợp ngẫu nhiên hoặc một cái gì đó không liên quan hoàn toàn để ngụy biện.

    7. Ngụy biện nhân quả sai
    Ngụy biện này cho rằng vì 2 đối tượng A và B có một số nét giống nhau hoặc xảy ra cùng thời điểm nên tất cả các khía cạnh khác của A cũng phải có sự liên quan đến B.

    8. Ngụy biện bằng chứng qua giai thoại
    Kiểu ngụy biện này khá là phổ biến hiện nay. Trong đó, người dùng thường không nêu đích danh người có thẩm quyền, mà thậm chí có nêu thì người khác cũng không thể kiểm chứng được.

    9. Ngụy biện chọn dữ liệu có lợi cho mình
    Thay vì để một dải bằng chứng đầy đủ dẫn họ đến một kết luận hợp lý, họ tìm ra các mô hình tương quan hỗ trợ họ đến với kết luận, và bỏ qua các bằng chứng mâu thuẫn với nó hoặc bỏ qua vì cho rằng những bằng chứng đó không thực sự có ý nghĩa thống kê.

    10. Ngụy biện đứng giữa
    Sai lầm này giả định rằng một sự thỏa hiệp giữa hai điểm xung đột là luôn luôn đúng. Lập luận của phong cách này bỏ qua khả năng một hoặc cả hai thái cực có thể là hoàn toàn đúng hay sai - mà tự cho rằng #bất_kỳ_hình_thức_thỏa_hiệp_giữa_hai_phương_án_đều_là_tốt.

    11. Ngụy biện áp đặt phải chứng minh
    Là ngụy biện sử dụng sự thiếu hiểu biết về thứ gì đó để suy ra trường hợp đối lập là đúng, theo kiểu “#nếu_không_ai_chứng_minh_được tôi sai thì tôi chắc chắn đúng”.

    12. Ngụy biện "#không_hiểu_thì_sai"
    Nếu bạn gặp khó khăn trong việc hiểu tại sao và tại sao điều gì đó là đúng, điều đó không có nghĩa là điều gì đó là sai.


    13. Ngụy biện lí sự cùn dựa trên khái quát bao trùm
    Là loại ngụy biện cho rằng cái gì đã tồn tại lâu đời hoặc đã được quen thuộc thì đều tốt. Người sử dụng ngụy biện này tin rằng cái gì đã từng được đề cao trong quá khứ thì sẽ luôn hoạt động hiệu quả trong hiện tại và tương lai.

    14.Ngụy biện "#Anh_cũng_vậy" (Tu Quoque fallacy)
    Đây chắc chắn là một kiểu ngụy biện nhiều bạn cảm thấy quen thuộc, vì ví dụ nổi bật nhất là câu: "Làm được như người ta đi rồi hẵng nói".


    15. Ngụy biện lối nói lập lờ
    Là ngụy biện bằng cách sử dụng những từ ngữ đa nghĩa, tối nghĩa để chuyển một khái niệm này sang một khái niệm khác có cùng tên gọi. Lối ngụy biện này rất được các chính trị gia ưa thích.

    P/s: tất cả chỉ là ngụy biện
    Nguồn: Impactus English/blog.hubspot
     
    Quan tâm nhiều
    Con Cua Số Mấy bởi lavie24h, 31/10/24 lúc 00:01
    Con Cua Số Mấy bởi lavie24h, 31/10/24 lúc 00:10
    150 cau hoi sat hach a1 bởi lavie24h, 31/10/24 lúc 00:11
    Chiêm bao thấy dê bởi lavie24h, 30/10/24 lúc 23:58
    #1
  2. anh14tien PageRank 0 Member

    Tham gia ngày:
    28/6/17
    hay quá
     
    #2
  3. langmoda1990 PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    3/3/17
    cũng tùy vào từng trường hợp bạn ơi,nếu mà đi phỏng vấn bạn trung thực 100% cũng chưa chắc là điều tốt đâu bạn
     
    #3
  4. lethihang316 PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    25/6/17
    Dạ em cảm ơn anh về bài viết nhé, rất hữu ích ạ
     
    #3
  5. nguyenanh210 PageRank 0 Member

    Tham gia ngày:
    11/7/17
    tùy từng ngành thôi bạn, có ngành nói thật rớt ngay vòng gởi xe
     
    #4

Chia sẻ trang này