QC Người bệnh cần làm gì khi mắc bện xơ gan

Thảo luận trong 'Quảng cáo tổng hợp' bắt đầu bởi thangplus, 10/11/16.

  1. thangplus PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    23/12/15
    Người bệnh cần làm gì khi mắc bện xơ gan
    Gan là một bộ phận quan trọng của cơ thể. Gan thực hiện hàng loạt chức năng sống thiết yếu như: thanh lọc máu, giải độc, tiêu hóa chất béo, hấp thu vitamin, chuyển hóa chất dinh dưỡng, sản xuất enzym, yếu tố đông máu, yếu tố miễn dịch… chế biến, lưu trữ các chất quan trọng. Có thể nói, hoạt động của gan ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan khác trong cơ thể.
    Gan là một bộ phận rất dễ bị tổn thương do thường xuyên phải tiếp xúc và xử lý các chất độc. Cũng vì vậy, cơ thể con người đã có một cơ chế tự bảo vệ cho gan. Đó là khả năng hoạt động và tái sinh rất mạnh của các tế bào gan. Trên thực tế, nếu một người bình thường bị phẫu thuật cắt bỏ 2/3 lá gan của mình, 1/3 lá gan còn lại vẫn có thể đảm nhiệm được các chức năng sống, thậm chí phần bị cắt bỏ còn có thể được tái sinh sau một khoảng thời gian. Mặc dù vậy, khi các yếu tố tấn công mạnh hơn cơ chế tự bảo vệ, gan sẽ dần bị hủy hoại và bị xơ hóa.
    [​IMG]
    Do khả năng tái sinh mạnh của gan nên thông thường, nhận biết xơ gan là một quá trình kéo dài. Có nhiều hình thức phân chia các giai đoạn hoặc cấp độ của xơ gan. Phổ biến nhất là cách phân chia theo 2 giai đoạn xơ gan: còn bù và mất bù. Hoặc có thể chia theo 4 cấp độ xơ hóa: F1, F2, F3, F4, tuy nhiên nhiều bệnh nhân có mức độ xơ hóa tới F4 vẫn có thể nằm ở giai đoạn còn bù. Bệnh xơ gan đặc biệt nguy hiểm do khi đã bị chuẩn đoán là xơ gan mất bù, tiên lượng bệnh thường rất xấu. Có thể nói đa số các trường hợp xơ gan mất bù đều dẫn đến ung thư gan. Tuy nhiên, rất nhiều bệnh nhân chết trước khi xuất hiện ung thư gan do không kiểm soát tốt các biến chứng của xơ gan như: xuất huyết tiêu hóa, nhiễm trùng ổ bụng, hôn mê gan, suy thận…
    Xem thêm: Những dấu hiệu gan nhiễm mỡ
    Một vấn đề quan trọng khác khiến bệnh xơ gan trở nên nguy hiểm là giai đoạn đầu của bệnh thường không có triệu chứng đặc hiệu và rõ rệt. Một số ít bệnh nhân có thể có các triệu chứng không đặc hiệu như: đau hạ sườn phải, trướng bụng nhẹ, ăn uống kém, ăn không ngon, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi kéo dài. Bệnh chỉ có thể phát hiện được sớm nhờ siêu âm hay xét nghiệm máu (tiểu cầu thấp, albumin máu giảm, bilirubin tăng, giảm chức năng đông máu). Chính vì không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng nên người bệnh thường chủ quan, không thăm khám mà vẫn sinh hoạt, lao động bình thường, sử dụng các chất kích thích hoặc để các yếu tố gây hại cho gan như virút, gan nhiễm mỡ tiếp tục phá hủy gan. Giai đoạn này thường kéo dài nhiều năm cho đến khi bệnh có biểu hiện rõ ràng, bệnh nhân mới đi khám thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn, khó chữa.
    Bệnh xơ gan có thể chữa được nếu phát hiện sớm.
    Khi có những yếu tố nguy cơ mắc xơ gan cao như viêm gan mạn tính, gan nhiễm mỡ, uống nhiều rượu, bạn cần thường xuyên thăm khám sức khỏe, đặc biệt là các xét nghiệm về gan để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời. Khi bị chẩn đoán là xơ gan, bạn cần xác định rõ bệnh của mình đang ở giai đoạn nào. Nếu đang ở giai đoạn đầu (xơ gan còn bù ), thì có thể yên tâm là bệnh hoàn toàn chữa trị và phục hồi được. Còn khi xơ gan đã vào giai đoạn cuối, bạn cần lập tức tiến hành điều trị. Với sự tiến bộ của y học hiện đại, dù đã bước vào giai đoạn mất bù, việc điều trị cũng có thể giúp xơ gan ngưng tiến triển, duy trì chất lượng sống cho bệnh nhân đồng thời ngăn ngừa các biến chứng. Đa số các bệnh gan (do rượu, do gan nhiễm mỡ, do hóa chất, do bệnh chuyển hóa chất sắt hay đồng…) khi đã diễn tiến đến xơ gan mất bù thì không thể phục hồi được. Riêng xơ gan do viêm gan B hay viêm gan C, khi điều trị thành công, ức chế được virút lâu dài thì xơ gan có thể ngừng tiến triển hay tiến triển rất chậm.
    Dù ở giai đoạn xơ gan nào, nguyên tắc chung khi điều trị xơ gan vẫn là làm giảm các yếu tố tấn công và tăng cường các yếu tố bảo vệ gan. Cách tốt nhất để giảm các yếu tố tấn công, ngăn ngừa xơ gan phát triển là phải thường xuyên thăm khám, theo dõi tình trạng bệnh, xác định các yếu tố tấn công từ đó tiến hành những điều trị cần thiết. Tùy theo từng đối tượng bệnh nhân mà có những yếu tố tấn công và những cách điều trị khác nhau, các cách giảm yếu tố tấn công thường gặp là: diệt virút viêm gan B hoặc C, giảm mỡ trong gan, tránh sử dụng các thuốc có hại cho gan, tránh tiếp xúc với hóa chất, kiêng tuyệt đối rượu bia…
     
    #1

Chia sẻ trang này