QC Nên chọn loại hình nào khi thành lập công ty?

Thảo luận trong 'Quảng cáo tổng hợp' bắt đầu bởi hotrotinviet, 27/8/24.

  1. hotrotinviet PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    29/12/19
    “Khi thành lập công ty thì chọn loại hình nào?” Đây là một trong những câu hỏi đầu tiên khi tiến hành thành lập công ty. Lựa chọn loại hình công ty là một trong những yếu tố quan trọng giúp quý khách có được một quyết định kinh doanh đúng đắn. Vì thế, nếu như chọn loại hình không đúng với mục đích kinh doanh thì rất có thể là công ty sẽ không đạt được những gì quý khách mong muốn. Do đó, để lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp thì doanh nghiệp cần căn cứ vào nhu cầu của công ty bao gồm:

    [​IMG]


    Số lượng thành viên

    Mỗi loại hình doanh nghiệp lại có yêu cầu về số lượng thành viên là khác nhau.
    + Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên: là mô hình do một cá nhân hoặc một tổ chức thành lập, sở hữu.
    + Công ty trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên: là mô hình trong đó khi thành lập và hoạt động phải có ít nhất từ 2 thành viên trở lên và không quá 50 thành viên trở lên.
    + Công ty cổ phần: là mô hình công ty yêu cầu ít nhất có 3 thành viên và không giới hạn số lượng thành viên tối đa.
    + Doanh nghiệp tư nhân: là mô hình do một cá nhân thành lập, sở hữu.
    + Công ty hợp danh: là là mô hình doanh nghiệp yêu cầu tối thiểu hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty và có thể có các thành viên góp vốn khác ( không giới hạn số lượng tối đa).

    Vấn đề huy động vốn của doanh nghiệp

    Thông thường, tuỳ vào nhu cầu kinh doanh. Nếu trường hợp góp vốn nhỏ, cá nhân thì nên thành lập công ty TNHH. Nếu có nhu cầu huy động vốn lớn thì có thể tham khảo hình thức công ty cổ phần.

    Ngoài ra, đối với công ty TNHH cần lưu ý: Trong công ty TNHH một thành viên thì lương của giám đốc không được tính chi phí công ty

    Mức độ rủi ro

    Được đánh giá có mức độ rủi ro cao đó là doanh nghiệp tư nhân và công ty Hợp danh. Mặc dù doanh nghiệp tư nhân và công ty Hợp danh có vốn điều lệ nhưng khi có các khoản nợ đến hạn, khoản phạt vượt quá vốn điều lệ, những loại hình doanh nghiệp này vẫn phải bỏ tiền túi cá nhân ra trả nợ và nộp phạt. Trách nhiệm vô hạn và tính liên đới trong nghĩa cụ là một rào cản lớn khiến cho công ty Hợp danh của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 100 doanh nghiệp; doanh nghiệp tư nhân có xu hướng kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún, khó họi nhập quốc tế vì còn e ngại rủi ro khi hoạt động.
    Mức độ rủi ro sẽ liên quan đến về công ty của bạn đi theo hướng công ty với hình thức tổ chức: cá nhân góp vốn hay hình thức tổ chức tập thể góp vốn. Nếu như góp vốn tập thể thì mức độ rủi ro đương nhiên sẽ thấp hơn, bởi vì tỷ lệ của vốn cũng sẽ là tỷ lệ của số nợ hoặc là tỷ lệ của doanh thu năm. Nên điều đó có nghĩa khi bạn quyết định chọn loại hình công ty có chia số vốn ra, cũng có nghĩa là rủi ro mang nợ hoặc khi phá sản của bạn thấp hơn, và đồng thời bạn cũng sẽ hưởng quyền lợi không trọn vẹn.

    Cách thức tổ chức quản lý công ty

    Đối với doanh nghiệp tư nhân hoặc đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì cách thức tổ chức và quản lý cá đơn giản. Còn nếu như bạn muốn có một công ty lớn và cách thức tổ chức phức tạp, nhưng làm việc hiệu quả và phân phối công việc cho nhân lực được tốt hơn, thì bạn nên lựa chọn là hàng công ty cổ phần, với nhiều bộ phận và chức vụ. Sự lựa chọn này sẽ phụ thuộc vào việc sở thích, cũng như giá trị công ty và bạn đang theo đuổi, vì thế hãy lựa chọn thật cân nhắc.

    Quyền quản lý doanh nghiệp

    Nói đến quyền quản lý doanh nghiệp là nói đến quyền quyết định các vấn đề quản trị nội bộ và hoạt động đối ngoại. Ưu điểm dễ nhận thấy nhất ở doanh nghiệp tư nhân và công ty Trách nhiệm Hữu hạn một thành viên là chủ sở hữu có quyền quyết định mọi vấn đề trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, ưu điểm này sẽ trở thành nược điểm nếu các quyết định mang tính độc đoán, không có cơ chế kiểm tra, theo dõi và giám sát. Không giống với hai loại hình doanh nghiệp trên, công ty Trách nhiệm Hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty Cổ phần và công ty Hợp danh có cấu trúc phức tạp hơn nhưng chúng lại sở hữu mô hình phân cấp rõ ràng. Các hoạt động của doanh nghiệp phải được thông qua bởi Hội đồng thành viên/Hội đồng Quản trị/Hội đồng cổ đông, do đó, quyết định có thể mang tính khách quan hơn.
     
    Quan tâm nhiều
    Rút tiền 33WIN bởi 33winlemcom, 25/11/24 lúc 21:16
    33winlemcom bởi 33winlemcom, 25/11/24 lúc 21:08
    33winlemcom bởi 33winlemcom, 25/11/24 lúc 21:09
    Ngan12345@ bởi 33winlemcom, 25/11/24 lúc 21:10
    Ngan12345@ bởi 33winlemcom, 25/11/24 lúc 21:13
    Ngan12345@ bởi 33winlemcom, 25/11/24 lúc 21:14
    #1

Chia sẻ trang này