Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Thành lập công ty/thành lập doanh nghiệp là một quyết định vô cùng quan trọng. Trước khi thành lập công ty, Quý khách cần phải tìm hiểu những vấn đề pháp lý xung quanh việc thành lập doanh nghiệp như sau: 1. Lựa chọn loại hình công ty: Hiện nay có 5 loại hình doanh nghiệp, tùy vào những ưu và nhược điểm của từng loại hình công ty mà bạn lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế của mình: Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh. 2. Xác định thành viên hoặc cổ đông góp vốn: Thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu thành viên Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 thì: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Theo quy định này, số lượng thành viên thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một cá nhân hoặc tổ chức. Hai là, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó: – Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50; – Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp,.. Theo đó, có thể hiểu rằng, Số lượng người tối thiểu để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn là bao nhiêu hai thành viên trở lên là tối thiểu hai thành viên đến tối đa 50 thành viên là cá nhân hoặc tổ chức Thành lập công ty Cổ phần cần bao nhiêu cổ đông Căn cứ pháp lý: khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 cũng quy định. Theo quy định pháp luật về điều kiện thành lập công ty cổ phần, số lượng cổ đông ty tối thiểu là 03 thành viên và không quy định số lượng tối đa. Tuy nhiên, đây chỉ là quy định chung và xét cơ cấu hoạt động, quy định về số lượng lại khác. Cụ thể như sau: - Công ty cổ phần mới thành lập: Ít nhất 03 cổ đông sáng lập. - Công ty cổ phần thuộc các trường hợp sau không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập: + Được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước + Hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn + Hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác - Trường hợp công ty cổ phần không có cổ đông sáng lập phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: + Có người đại diện theo pháp luật. + Điều lệ công ty phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc các cổ đông phổ thông. Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật, công ty cổ phần phải đáp ứng được điều kiện là phải có ít nhất 3 cổ đông trở lên. 3. Hướng dẫn đặt tên công ty: Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước trên Cơ sở dữ liệu quốc gia. Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: “Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng” 4. Đặt địa chỉ công ty: Địa chỉ trụ sở công ty là nơi sẽ treo bảng hiệu công ty, nơi sẽ diễn ra các hoạt động kinh doanh và cũng là nơi cơ quan nhà nước có thể tới kiểm tra và làm việc. Địa chỉ doanh nghiệp được quy định phải bao gồm cụ thể: 4 cấp 5. Hướng dẫn Đăng ký ngành nghề kinh doanh: Theo quy định, doanh nghiệp có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào pháp luật không cấm và cần đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh trước khi hoạt động. 6. Quy định về vốn điều lệ: Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong vòng 90 ngày. Pháp luật không quy định cần phải chứng minh về vốn khi thành lập doanh nghiệp. Trừ trường hợp ngành nghề đăng ký của công ty yêu cầu vốn pháp định thì vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định này.