Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Mỗi thể loại website có những chức năng và chuyên mục khác nhau. Website bán hàng thì có mục giỏ hàng, quản lý sản phẩm, tìm kiếm. Website bất động sản thì có chuyên mục quản lý dự án bất động sản, hỏi đáp, liên hệ, tư vấn. Trong mỗi chuyên mục lại chia làm nhiều mục khác nhau. Tất cả các mục gọi chung là Module. Bài viết này sẽ làm rõ module là gì và tại sao trong một website lại chia nhỏ nhiều module như vậy. Cùng Letweb dành vài phút để tìm hiểu về thế giới thiết kế website muôn màu muôn vẻ này nhé! Khái niệm module Module là một thành phần quan trọng cấu thành nên website Module là một thuật ngữ chuyên ngành thiết kế website. Dùng để chỉ một chuyên mục trong website được chia làm nhiều thành phần bổ trợ cho nhau, cùng chung một chức năng giống nhau. Vô số các module tập hợp lại tạo thành một website hoàn chỉnh. Các module phổ biến trên website là module menu, module logo, module button, module tìm kiếm, module tin tức, module slide v.v.. Ở các website thuộc lĩnh vực khác nhau như bất động sản, spa, bán hàng, studio… Sẽ có những module chuyên biệt để phục vụ mục đích của website đó. Ví dụ, trong website bất động sản sẽ có module quản lý dự án bất động sản. Trong module này sẽ lại chia nhỏ thành nhiều module khác để dễ quản lý như module hiển thị dự án theo tình trạng giá giảm dần, theo ngày, theo phân khúc cao cấp hay bình dân. Những module này giúp thông tin dự án được trình bày một cách rõ ràng, sinh động và trực quan. Khách truy cập vào sẽ dễ dàng tìm thấy những gì mình muốn biết về dự án đó. Người quản lý website cũng dễ dàng chỉnh sửa mỗi khi muốn thêm, bớt một tính năng nào đó, ví dụ thay đổi giá cả chẳng hạn. Module giống như mảnh ghép trong trò chơi xếp hình Tương tự, ở website của những lĩnh vực khác như thương mại điện tử sẽ có các module chuyên biệt riêng. Cũng giống như bạn chơi xếp hình con mèo và chó. Mảnh ghép là module. Bạn phải tìm đúng và đủ các mảnh ghép đặc trưng của con mèo mới xếp được một bức hình. Mà người ta nhìn vào sẽ nhận ra ngay đó là mèo chứ không phải chó. Đọc đến đây rồi chắc hẳn bạn đã hiểu module là gì. Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lý do tại sao phải chia nhỏ thành nhiều module như vậy. 2 lý do chia nhỏ module Quản lý website dễ dàng hơn Khi gặp một vấn đề hay bài toán phức tạp, người ta sẽ chia nhỏ nó thành nhiều phần nhỏ để dễ giải quyết vấn đề. Website cũng như vậy. Việc thiết kế một chức năng bất kỳ cho website không phải là một chuyện dễ dàng mà đòi hỏi một công đoạn rất phức tạp. Nếu không chia nhỏ thành nhiều module thì bạn sẽ không biết nên bắt đầu xử lý công việc từ đâu và kết thúc thế nào. Hơn nữa, nếu không chia nhỏ, bạn sẽ dễ bỏ sót một số chức năng quan trọng. Chia nhỏ module để quản lý website và nhân sự làm việc tốt hơn Sau khi đã hoàn thành website, theo thời gian chắc chắn sẽ không tránh khỏi những lúc chỉnh sửa, thêm thắt hay xóa bỏ để phù hợp với định hướng công ty. Bạn sẽ không thể cập nhật hay chỉnh sửa lại toàn bộ website. Mà chỉ cần vào các module được chia nhỏ ra ấy, tìm đúng các module cần thiết rồi chỉnh sửa là xong. Website vẫn hoạt động bình thường mà không cần phải tạm ngưng. Tóm lại, “chia để trị”, chia nhỏ module để quản lý website được tốt và thuận lợi hơn. Phân chia công việc hiệu quả hơn Để thiết kế một website hoàn thiện không thể chỉ dựa vào một người mà cần nhờ đến sự góp sức của một nhóm. Khi chia nhỏ module, các thành viên sẽ biết chính xác mình cần làm gì, trong phạm vi nào, ở mức độ ra sao, tránh được trường hợp công việc và trách nhiệm chồng chéo lên nhau. Hơn nữa, người quản lý cũng dễ dàng giám sát và đưa ra kết quả đánh giá chính xác hơn. Khi nhìn tình trạng các module đã hoàn thành, quản lý cũng sẽ biết rõ ai đã làm tốt hay chưa đạt với yêu cầu đề ra. Như vậy, Letweb đã làm sáng tỏ khái niệm module là gì và lý do tại sao nên chia nhỏ module. Nếu bài viết có gì sai sót hay cần hoàn thiện thêm về mặt thông tin thì đừng ngại để lại bình luận góp ý cho Letweb nhé!