Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Đẻ mổ là phương pháp sinh nở được nhiều mẹ bầu lựa chọn. Đặc biệt, với những trường hợp gặp các bệnh lý, biến chứng thai kỳ thì việc sinh mổ sẽ đảm bảo an toàn hơn cho thai phụ và thai nhi. Vậy, khi nào cần sinh mổ ? Đâu những bệnh thường gặp sau sinh mổ? Các mẹ cùng tìm hiểu để chăm sóc sau sinh tốt hơn nhé. Khi nào mẹ bầu cần sinh mổ? Sinh mổ là phương pháp hỗ trợ thai phụ trong quá trình sinh nở. Trước khi thực hiện sinh mổ, mẹ bầu sẽ được theo dõi, kiểm tra sức khỏe theo từng mốc quan trọng trong thai kỳ. Các bác sĩ sẽ cho biết tình trạng sức khỏe và các biến chứng trong thai kỳ của mẹ, khi thai nhi không thể đáp ứng sinh thường, thai phụ sẽ được chỉ định sinh mổ. Những trường hợp được chỉ định mổ chủ động thường như mẹ bị biến chứng thai kỳ (vấn đề về dây rốn, nhau thai…), sa dây rốn, suy thai, đau vết mổ cũ, cổ tử cung không có sự thay đổi, mang song thai hay đa thai.. Ngoài ra, trong một số trường hợp thai phụ định sinh thường nhưng khi bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ lại gặp các biến chứng bất thường như tim thai không ổn định, suy thai… thì cần chuyển mổ cấp cứu để đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và em bé trong bụng. >> Xem thêm: Cách giảm béo cho mẹ sau sinh hiệu quả! Những bệnh thường gặp sau sinh mổ mẹ cần lưu ý Sinh mổ tuy khá an toàn, tuy nhiên nếu mẹ không chăm sóc sau sinh chu đáo hay sinh mổ không được thực hiện tại cơ sở uy tín hay tay nghề bác sĩ không tốt, điều kiện tại phòng phẫu thuật không đáp ứng tốt thì mẹ có thể bị những bệnh thường gặp sau sinh mổ như: Nhiễm trùng vết mổ trong thời gian sau mổ. Bị dính ổ bụng và các lớp cơ tại thành bụng. Bị băng huyết sau sinh. Ảnh hưởng tới chức năng, hoạt động của các bộ phận khác như ruột, bàng quang, tử cung, âm đạo, niệu quản. Bị nứt vết mổ hay thành bụng thoát vị. Có tình trạng xuất huyết bên trong. Huyết khối, cục máu đông làm thuyên tắc tĩnh mạch. Một số phản ứng phụ gồm đau nhức đầu sau sinh, choáng váng, hạ huyết áp. Tắc ống dẫn trứng, sẹo cứng tử cung, lạc nội mạc tử cung. Đau vùng thắt lưng, có tình trạng giãn dây chằng xương chậu. >> Xem thêm: Cách làm đẹp trong tháng cữ hiệu quả! Cần làm gì để phòng tránh những biến chứng sau khi mẹ sinh mổ hiệu quả, an toàn? Để phòng tránh những bệnh thường gặp sau sinh mổ cũng như ngăn ngừa việc biến chứng sau sinh nghiêm trọng hơn, sản phụ cần lưu ý: Chăm sóc, vệ sinh vết mổ theo đúng chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Sau sinh mổ trong 6 giờ đầu sản phụ không được ăn uống bất cứ thứ gì cho tới khi xì hơi được. Thời gian đầu nên dùng các đồ ăn dạng lỏng, hạn chế thực phẩm nhiều tinh bột, đường, dầu mỡ.. Vận động từ từ, nhẹ nhàng để tránh nguy cơ dính ruột, kích thích cơ thể hồi phục nhanh hơn. Chú ý vệ sinh cá nhân mỗi ngày để không làm nhiễm trùng vết mổ. Đối với các ca sinh mổ, mẹ cần từ 20-30 ngày để hồi phục sức khỏe. Sau mổ, người mẹ không thể mang thai luôn mà cần chờ từ 2-3 năm để mang thai tiếp. Khoảng cách có bé tiếp theo an toàn là 5 năm để tránh các biến chứng sau sinh mổ và sẵn sàng có bầu tiếp theo. Trong quá trình chăm sóc sau sinh, rất nhiều sản phụ lựa chọn liệu trình massage sau sinh tại các spa chăm sóc sau sinh uy tín để chăm sóc sức khỏe sau mổ toàn diện nhất, phòng tránh những bệnh thường gặp sau sinh mổ. Đến với spa chăm sóc sau sinh uy tín mẹ được tận hưởng liệu trình massage sau sinh chuyên nghiệp giúp giảm đau nhức, giảm stress hiệu quả. Không chỉ vậy, tại đây còn hỗ trợ mẹ giúp giảm béo, giảm cân sau sinh hiệu quả, an toàn mà không ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con bú. Đặc biết nhất, tại spa chăm sóc sau sinh uy tín mẹ được xử lý nhanh những vấn đề hay gặp phải như: Thông tắc tia sữa, massage bụng đẩy sản dịch hiệu quả. Cuối cùng, chúc các mẹ sớm hồi phục sức khỏe nhanh chóng nhé!