Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Sau sinh, mẹ phải đối mặt với rất nhiều sự thay đổi, trong đó việc bị viêm phụ khoa sau sinh cũng là một vấn đề mẹ cần quan tâm. Bởi bệnh lý này sẽ gây cho mẹ một số phiền toái và khó chịu nhất định nếu gặp phải. Dưới đây là một số cách chữa viêm phụ khoa sau sinh mẹ nên biết! Xem thêm: thời điểm giảm cân sau sinh an toàn cho mẹ bỉm Lý do phụ nữ dễ bị viêm nhiễm phụ khoa sau sinh Viêm nhiễm phụ khoa sau sinh đến từ rất nhiều lý do khác nhau, bao gồm: Sản phụ bị nhiễm khuẩn ở âm hộ, tầng sinh môn, âm đạo, hoặc cổ tử cung do quá trình cắt khâu tầng sinh môn không đảm bảo vô khuẩn. Nhiễm trùng sau sinh trong tử cung. Viêm phúc mạc sau sinh, thường xảy ra khi sản phụ sinh mổ, đặc biệt trong các trường hợp vỡ cổ tử cung, nhiễm khuẩn ối, hoặc vô trùng kém trong quá trình mổ, thậm chí là do quên gạc khi mổ. Nhiễm khuẩn máu sau sinh do bệnh viêm nhiễm phụ khoa không được phát hiện và điều trị kịp thời. Mức độ viêm nhiễm phụ khoa có thể nhẹ hoặc nặng, tùy thuộc vào độc tính của vi khuẩn, tình trạng sức khỏe của sản phụ, và khả năng kháng sinh. Việc phát hiện và điều trị sớm có thể giúp kiểm soát và giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của bệnh. Xem thêm: uống canxi cùng nước cam được không Cách chữa viêm phụ khoa cho mẹ sau sinh hiệu quả Viêm nhiễm phụ khoa luôn là nỗi ám ảnh của phụ nữ sau khi sinh nở. Bởi nỗi lo sợ điều trị bằng thuốc có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa và sự phát triển của trẻ nhỏ. Vậy chữa viêm phụ khoa sau sinh thế nào để hiệu quả và an toàn tuyệt đối với cả mẹ và con? Dưới đây là một số cách chữa viêm phụ khoa theo dân gian: Ngâm vùng chậu trong nước muối ấm Ngâm vùng chậu trong nước muối ấm là một phương pháp hiệu quả giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại và giảm sưng tấy ở âm đạo nhờ khả năng sát khuẩn của muối. Cách thực hiện: Chuẩn bị một chiếc chậu to hoặc bồn sạch và đổ đầy nước ấm vào. Thêm 1-2 thìa cà phê muối vào nước, khuấy đều cho tan hết. Kiểm tra nhiệt độ của nước để đảm bảo ấm vừa đủ, không quá nóng hoặc quá nguội. Dang rộng hai chân, nhẹ nhàng đặt vùng chậu xuống chậu nước và ngâm từ 10-15 phút. Sau khi ngâm xong, lau khô vùng kín bằng khăn mềm sạch Lưu ý: Khi nằm, hãy nằm nghiêng, dùng gối đầu sao cho tư thế dốc theo hướng từ đầu đến chân, tư thế nằm đẩy sản dịch ra nhanh hơn Không thêm bất kỳ loại tinh dầu, hóa chất, hoặc xà phòng nào vào chậu ngâm vì có thể gây kích ứng vùng da nhạy cảm. Xem thêm: uống vitamin tổng hợp có cần uống thêm sắt và canxi Sử dụng lá trầu không Lá trầu không có đặc tính khử mùi, kháng viêm và sát trùng, lành tính cho niêm mạc vùng kín, nên thường được sử dụng để chữa viêm âm đạo. Cách thực hiện: Ngâm và rửa sạch từ 5-10 lá trầu không với nước muối loãng. Đun sôi lá trầu trong nồi chứa 2 lít nước khoảng 15 phút. Tắt bếp, đổ nước lá ra chậu nhỏ, thêm một chút muối và dùng để xông hơi vùng kín. Sau khi xông và nước nguội, bạn có thể dùng nước này để rửa bên ngoài vùng kín, tránh thụt rửa sâu. Nên thực hiện 2-3 lần/tuần cho đến khi khỏi viêm. Lưu ý: Giữ khoảng cách vừa đủ khi xông để tránh bỏng rát vùng kín. Không sử dụng nước lá trầu không để rửa âm đạo hàng ngày vì có thể làm mất cân bằng độ pH. Các phương pháp chữa viêm phụ khoa bằng các bài thuốc dân gian trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trước khi áp dụng, bạn nên khám để xác định tình trạng viêm nhiễm phụ khoa của mình và tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu đã kết hợp điều trị y khoa và các phương pháp dân gian mà tình trạng viêm âm đạo không cải thiện, hãy tái khám để xác định nguyên nhân và điều chỉnh phương pháp điều trị. Chữa viêm âm đạo bằng thuốc Để đảm bảo an toàn, các tình trạng viêm nhiễm âm đạo sau khi sinh nên được thăm khám và điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bạn cần thông báo rõ ràng về tình trạng sức khỏe và việc đang cho con bú để bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Các loại thuốc đặt âm đạo sau khi sinh thường chứa thành phần Clotrimazole, thuốc có tác dụng tại chỗ, ít gây ảnh hưởng đến sữa mẹ do hàm lượng khuếch tán thuốc vào máu không cao. Tuy nhiên, dù thuốc ít hấp thu vào sữa mẹ, bạn chỉ nên sử dụng khi thật cần thiết. Bác sĩ có thể kê đơn kết hợp thuốc uống kháng sinh và viên đặt âm đạo tùy vào tình trạng bệnh của bạn. Để an toàn, khi bị bệnh phụ khoa sau sinh, tốt nhất nên đi khám để được bác sĩ kiểm tra, xác định nguyên nhân và kê đơn thuốc an toàn. Ngoài các chú ý khi chăm sóc vùng kín, sau sinh, chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng. Mẹ nên xây dựng cho mình một thực đơn khoa học, đa dạng các thực phẩm để đảm bảo nhu cầu của cơ thể. Đặc biệt, mẹ đừng quên bổ sung sắt cho mẹ sau sinh để phòng ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, hệ miễn dịch và quá trình phục hồi sau sinh! Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn thật nhiều kiến thức bổ ích về tình trạng viêm phụ khoa sau sinh. Chị em cần thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng như nghỉ ngơi điều độ để có sức khỏe tổng thể và sức khỏe vùng kín tốt nhất.