Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Với dịch vụ Điện toán đám mây, dữ liệu của người dùng được đồng bộ một cách tự động mà không đòi hỏi các thiết bị phải kết nối với nhau, chỉ cần kết nối vào mạng Internet là đủ. Tuy nhiên, vấn đề cần được giải quyết là bảo mật dữ liệu trong dịch vụ này. Mã hóa là giải pháp giúp chúng ta bảo mật dữ liệu an toàn trên Cloud. Tuy nhiên, sự xuất hiện của công nghệ mới, Cloud nay không còn được sử dụng nhiều như cũ. Vậy đâu là yếu tố chính trong mã hóa Cloud mà mọi Doanh nghiệp cần biết Cloud ảnh hưởng thế nào đến bảo mật dữ liệu? Phần lớn các doanh nghiệp đang sử dụng đám mây để lưu trữ thông tin và những tài liệu quan trọng. Trong đó: “ khoảng 39% nói rằng việc sử dụng công nghệ đám mây này đã ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng giữ an toàn, bảo mật cho những hồ sở nhạy cảm của họ” Phần lớn các doanh nghiệp đều cho rằng việc bảo vệ dữ liệu nhạy cảm trong đám mây là quan trọng, mặc dù không phải tất cả các tổ chức đều có quan điểm chung về cách họ áp dụng các công cụ bảo vệ dữ liệu. Theo nguyên tắc, trách nhiệm của việc bảo vệ dữ liệu đám mây là trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên trên thực tế đã có không ít số công ty, doanh nghiệp phải tự bảo vệ dữ liệu của họ trên đám mây Một số thuận lợi và trở ngại khi triển khai điện toán đám mây Thuận lợi: - Chi phí đầu tư thấp: Theo mô hình truyền thống, để có được cơ sở hạ tầng, máy móc và nguồn nhân lực thì người sử dụng cần thời gian và kinh phí để xây dựng kế hoạch, đầu tư hạ tầng, đầu tư máy móc và người quản trị.... Chi phí này là không nhỏ và đôi khi lại không được sử dụng hiệu quả, ví dụ như không đáp ứng đủ hoặc không sử dụng hết công suất sau khi đưa vào sử dụng.... Các khó khăn này sẽ được giải quyết trong mô hình điện toán đám mây, với phương châm “pay as you use” (người dùng chỉ phải trả tiền cho những gì mình đã sử dụng). - Tốc độ xử lý nhanh, không còn phụ thuộc vào thiết bị và vị trí địa lý: cho phép người dùng truy cập và sử dụng hệ thống thông qua trình duyệt web ở bất kỳ đâu và trên bất kỳ thiết bị nào mà họ sử dụng (như là PC hoặc là thiết bị di động...). - Dễ dàng mở rộng, nâng cấp: Thay vì phải đầu tư mới hoặc nâng cấp phần cứng, phần mềm, đội ngũ quản trị... để mở rộng hay nâng cấp hệ thống thì với điện toán đám mây người sử dụng chỉ việc gửi yêu cầu cho nhà cung cấp dịch vụ. Một số trở ngại: - Tính riêng tư: Các thông tin về người dùng và dữ liệu được chứa trên đám mây không chắc chắn được đảm bảo tính riêng tư và các thông tin đó cũng có thể bị sử dụng vì một mục đích khác. - Tính sẵn sàng: Các trung tâm điện toán đám mây hay hạ tầng mạng có thể gặp sự cố, khiến cho dịch vụ đám mây bị “treo” bất ngờ, nên người dùng không thể truy cập các dịch vụ và dữ liệu của mình trong những khoảng thời gian nào đó. - Khả năng mất dữ liệu: Một vài dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến trên đám mây bất ngờ ngừng hoạt động hoặc không tiếp tục cung cấp dịch vụ, thậm chí một vài trường hợp, vì một lý do nào đó, dữ liệu người dùng bị mất và không thể phục hồi được. - Khả năng bảo mật: Vấn đề tập trung dữ liệu trên các “đám mây” là cách thức hiệu quả để tăng cường bảo mật, nhưng mặt khác cũng chính là mối lo của người sử dụng dịch vụ điện toán đám mây, bởi lẽ một khi các đám mây bị tấn công hoặc đột nhập, toàn bộ dữ liệu sẽ bị chiếm dụng. 3 cách giảm thiểu rủi ro dữ liệu cho doanh nghiệp trên Cloud a.Nâng cao nhận thức ATTT cho người dùng cuối Cho dù bạn làm ở vị trí nào trong công ty cũng cần thường xuyên cập nhật kiến thức mới và thông tin liên quan tới bảo mật. Các nhận thức về ATTT bao gồm: _ Cung cấp các kiến thức cơ bản về an ninh mạng, ATTT – Cách bảo vệ máy tính cá nhân, thiết bị, và phần mềm – An toàn khi sử dụng email – An toàn khi duyệt web và thực hiện các giao dịch trực tuyến – An toàn khi sử dụng mạng xã hội – Nhận biết và phòng tránh các cuộc tấn công dựa vào việc lừa đảo – Thường xuyên cập nhật các vấn đề về an toàn thông tin tại Việt Nam b. Cập nhật thường xuyên phiên bản mới của các chương trình, phần mềm. Như chúng ta đã biết, không có phần mềm hoặc chương trình nào được bảo mật 100% trong thời gian lâu dài. Do đó, tổ chức cần thường xuyên cập nhật phiên bản mới cho phần mềm. Mục đích của việc này là hạn chế nguy cơ bị hacker lợi dụng lỗ hổng đã công khai để thực hiện hành vi tấn công. c.Chính sách mật khẩu an toàn Để đảm bảo không có kẻ xấu đăng nhập vào tài khoản cloud, bạn nên sử dụng đặt mật khẩu an toàn cho cloud của mình. Ví dụ như: Mật khẩu thường : bupbekitty Mật khẩu tốt hơn : BupBeKittY Mật khẩu khó hơn : 3uP3eK177y Nguồn: SecurityBox