Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Xuôi hướng đi Cửa Lò, dừng chân ghé ăn hải sản, uống chén rượu Nghi Ân thật không còn gì tuyệt hơn. Nâng chén rượu “tăm mắt cua” được ngâm ủ kỹ bởi chum sành ngâm đựng rượu, không chỉ khách thập phương mà chính người Nghệ An đã từng uống nhiều lần vẫn có cảm giác lâng lâng trong dạ. Rượu nếp Nghi Ân – Mỹ tửu vùng cát trắng Hiếm ai đã đến xứ Nghệ mà lại không biết đến mỹ tửu của vùng cát trắng Nghi Ân. Xã Nghi Ân thuộc huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, nổi tiếng với danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nhưng cũng nổi tiếng về sự khắc nghiệt của vùng đất khô cằn. Ngoài ra, nơi đây còn có đặc sản hồng ngâm quả dài và món rượu nếp thơm ngon, cay nồng. Không chỉ ở xứ Nghệ, rượu Nghi Ân đặc biệt nổi tiếng trong giới sành rượu ở Hà Nội và Sài Gòn. Và đó đã trở thành món quà của nhiều người con Nghệ An dành tặng cho bạn bè, đồng nghiệp cùng sinh sống, học tập nơi đây. Quy trình làm rượu Nghi Ân Chính xác rượu Nghi Ân có từ bao giờ thì không ai biết. Chỉ biết rượu đã có từ lâu rồi và cách thức làm món này không bí quyết gia truyền như nhiều loại rượu khác: Trước hết, chuẩn bị nguyên liệu. Rượu Nghi Ân làm hoàn toàn bằng gạo nếp, nấu bằng nồi đồng/nhôm, thùng gỗ, dụng cụ chưng cất bằng gỗ (gọi là “mu rùa”). Gạo nấu rượu phải là gạo lứt được chọn kỹ, có như vậy rượu mới thơm ngon. Tốt nhất là chọn nếp cái hoa vàng. Nước nấu rượu phải lấy từ mạch nước giếng khơi trong làng mới tạo ta thứ rượu thơm và đậm vị. Tiếp đó, làm cơm rượu. Nếp được đồ lên, khi chín thì đổ ra đánh cho tơi, dàn đều ra nong. Đợi cơm nguội hẳn thì rắc men vào. Chuẩn bị thúng đã được lót lá chuối, dồn cơm từ nong vào thúng để ủ. Cho đến khi thấy cơm rượu xuống nước, men đã ngấm vào cơm, bắt đầu có những giọt trong vắt thơm nồng đầu tiên nhỏ ra thì cho vào chum sành để ủ tiếp. Quá trình ủ cơm rượu trong chum kéo dài 5 – 7 ngày nữa, còn nếu ủ 10 – 12 ngày thì sẽ cho ra rượu ngon hơn. Xem thêm: Thơm lừng chum đựng rượu nếp Nghi Ân – mỹ tửu vùng cát trắng Nghệ An