Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - "Nếu không làm vận động viên, có thể mình sẽ kinh doanh thời trang hoặc làm KOL/KOC trong lĩnh vực thể thao và thời trang để có thể chia sẻ và truyền tải thông điệp tốt đẹp đến mọi người", Nguyệt Anh chia sẻ đầy hào hứng. Xem thêm: Nhận định bóng đá chính xác hôm nay Cô nàng Gen Z cũng không ngại thử những điều mới mẻ trong cuộc sống để đi tìm thách thức, khám phá thế giới và chính bản thân. “Ba mẹ mình đã luôn dạy bảo phải cố gắng hết sức và làm đến cùng tất cả công việc hoặc nhiệm vụ được giao để chiến thắng các giới hạn của bản thân. Càng khắc nghiệt thì càng phải nỗ lực thật nhiều”, Nguyệt Anh tâm sự. Nữ vận động viên sinh năm 1998 được biết đến với câu chuyện đứt ba gân ngón tay trong một tai nạn. Một mảnh thủy tinh suýt lấy đi cả sự nghiệp của Nguyệt Anh, bởi một vận động viên bóng chuyền mà bị đứt gân ở tay thì còn thi đấu thế nào được. Nhiều năm sau biến cố đó, Nguyệt Anh giờ đây đã chạm được ngưỡng có thể coi là thành công trong sự nghiệp. Cô nàng là tuyển thủ quốc gia, góp mặt và có dấu ấn quan trọng trong khoảng thời gian thăng hoa nhất của bóng chuyền nữ Việt Nam trên đấu trường quốc tế. Tai nạn năm nào giờ đây nhìn lại cũng chỉ là một thử thách để cô nàng Gen Z này kiểm chứng năng lực và ý chí. “Mình khám phá được một Nguyệt Anh mạnh mẽ, bền bỉ, quyết đoán và chăm chỉ hơn, thích trải nghiệm, học hỏi những thứ mới lạ và bước ra khỏi vòng tròn an toàn của bản thân”, Nguyệt Anh đúc kết. “Khi đưa ra những lựa chọn trong sự nghiệp và cuộc sống, mình sẽ luôn khắt khe và suy nghĩ một cách nghiêm túc”, Nguyệt Anh chia sẻ về quan điểm sống và làm việc. Suy nghĩ này của nữ vận động viên xuất phát từ môi trường rèn luyện quân đội. Hiện Nguyệt Anh đang là một quân nhân. Nữ vận động viên sinh năm 1998 chia sẻ: “Bạn biết đó, quân đội có những yêu cầu riêng cho việc tập luyện. Bạn phải dậy từ khoảng 5h sáng, ăn uống và tập luyện theo một lịch trình chặt chẽ. Từ đó, mình cũng là một người khoa học hơn, có kỷ luật và chắc chắn rồi, luôn giữ tinh thần chiến binh mọi lúc”. Kỷ luật nhưng không có nghĩa là gò bó bản thân. Cô nàng hot-girl bóng chuyền vẫn luôn tự nhủ như vậy và đây cũng là lời khuyên cô dành cho các bạn trẻ Gen Z đang khám phá thế giới giống mình. “Mình nghĩ rằng tất cả chúng ta cần vượt qua giới hạn của bản thân. Chỉ khi bước được qua giới hạn của chính mình, ta mới nhìn thấy nhiều cơ hội trong cuộc sống”, Nguyệt Anh nói. “Đã là vận động viên chuyên nghiệp, chắc chắn ai cũng ấp ủ trong mình một cơ hội được thi đấu cho một đội nước ngoài. Bản thân mình cũng không ngoại lệ”, Nguyệt Anh tiết lộ. “Mình đặt ra kế hoạch để đạt được mục tiêu, luôn cố gắng trau dồi phát triển bản thân. Ví dụ như việc mình luôn nỗ lực học tiếng Anh chẳng hạn, từ đó có thể sẵn sàng nắm bắt những cơ hội đến trong tương lai”. Tháng 7/2018 là dấu mốc quan trọng mà Nguyệt Anh không bao giờ quên. Cô nàng lần đầu tiên được triệu tập lên đội tuyển quốc gia ở tuổi 20. Thế nhưng, cơn ác mộng ập đến ngay sau đó. “Không may mình bị thuỷ tinh cắt vào cổ tay phải, bị đứt 3 gân ngón tay và động mạch chủ ở bàn tay. Mình chịu đau đớn và suy sụp rất nhiều”, Nguyệt Anh nhớ lại. Với bóng chuyền, đôi chân và đôi tay vô cùng quan trọng, đặc biệt với vị trí chủ công cần có sự dẻo dai và khéo léo của cổ tay để điều khiển quả bóng. Nguyệt Anh tâm sự: “Mình đã trải qua quãng thời gian rất áp lực, mệt mỏi và căng thẳng khi phải tập hồi phục từng cử động của ngón tay. Đôi lúc mình đã nghĩ tới việc bỏ cuộc. Cảm giác không thể cử động được tay để ăn uống hay sinh hoạt làm cho mình thực sự thấy bất lực và vô dụng”. “Nhờ những lời động viên của các huấn luyện viên và các chị đi trước, mình nỗ lực từng ngày với niềm tin vào một ngày sẽ trở lại sân bóng. Dù ở vị trí nào, dù chỉ là được chơi lại bóng chuyền thì đó cũng là niềm hạnh phúc lớn của mình. Sau hơn 3 tháng tích cực phục hồi, mình trở lại với vị trí libero để tìm lại cảm giác bóng rồi sau đó dần dần quay trở lại với vị trí sở trường. Dù đôi tay không còn được như trước nhưng mình luôn mong muốn có cơ hội trở lại đội tuyển quốc gia. Mình tập chăm chỉ hơn, xem nhiều hơn và chịu khó tiếp thu các hướng dẫn của HLV để thể hiện bản thân tốt nhất, qua đó đóng góp tên mình trong đội hình”, Nguyệt Anh kể lại. Trong suy nghĩ của cô gái tuổi đôi mươi năm ấy, với đầy những khát khao khám phá bản thân và thế giới rộng lớn, không có chỗ cho hai từ “bỏ cuộc”. “Nếu bỏ cuộc và chấp nhận số phận, mình sẽ không biết ngoài kia còn có những cơ hội nào chờ đón. Mình phải nỗ lực để tự tìm cơ hội cho chính mình”, Nguyệt Anh nhấn mạnh.