Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Về cơ bản thì Newcastle và Brighton, hai hiện tượng đặc biệt của Premier League mùa này, không có gì giống nhau cả. Một bên, Brighton, là nhà nghèo vượt khó. Ngân sách của họ thuộc nhóm thấp ở Premier League. Bên còn lại, Newcastle, có thể được xem như một “trọc phú”. Xem thêm: Nhận định bóng đá 24h Newcastle và Brighton: Tiêu tiền thông minh Với sự hậu thuẫn từ giới chủ Saudi Arabia giàu có, giới hạn duy nhất cho năng lực tiêu tiền của “Chích chòe” là các quy định của Luật công bằng tài chính. Nhưng công thức thành công của Brighton và Newcastle là giống nhau. Đều dựa trên chiến lược tiêu tiền thông minh, dù khái niệm “thông minh” ở mỗi đội bóng lại có những sắc thái riêng. Brighton là một đội bóng kiểu “moneyball” điển hình. Hiểu nôm na thì “moneyball” là cách một đội bóng sử dụng công nghệ và dữ liệu lớn để tối ưu hóa nguồn lực của mình. Như trong trường hợp của Brighton, ông chủ của họ, Tony Bloom, vốn là một tay cá cược chuyên nghiệp, đã sử dụng các hệ thống phân tích phức tạp để từ bể dữ liệu khổng lồ đã thu thập được lọc ra những cầu thủ tài năng và phù hợp còn chưa được nhiều người biết tới và đưa về. Phải nhấn mạnh yếu tố phù hợp, bởi khi những cầu thủ này được đưa về Brighton, tất nhiên là với giá rẻ, họ cần phải nhanh chóng hòa hợp và tỏa sáng trong hệ thống lối chơi của đội. Đến khi đó, một mặt cầu thủ này sẽ có những đóng góp trực tiếp về chuyên môn, mặt khác giá trị của anh ta cũng tăng lên một cách tự nhiên. Để rồi tới thời điểm thích hợp, Brighton sẽ đem bán cầu thủ ấy với mức lợi nhuận gấp nhiều lần chi phí. Điển hình là Kaoru Mitoma. Brighton chỉ mất 2,5 triệu bảng để mua anh về từ Nhật Bản. Sau 2 năm, giá trị của Mitoma đã tăng ít nhất 20 lần. Nhưng không phải tự nhiên mà có mức tăng điên rồ đó. Cầu thủ người Nhật Bản đã thể hiện anh là một trong những cầu thủ rê bóng tốt nhất ở Premier League; về các chỉ số liên quan, anh không kém gì Jack Grealish, người chơi ở vị trí tương tự và có giá 100 triệu bảng. Newcastle hiện tại không thiếu tiền. Và họ cũng không hướng, đúng hơn là chưa, hướng tới việc kiếm tiền từ bán cầu thủ như Brighton. Nhưng không như phần lớn những đội bóng bỗng dưng giàu lên sau một đêm nhờ đổi chủ khác, Newcastle cũng không mua sắm ồ ạt theo kiểu vơ bèo gạt tép. Họ sẵn sàng chi nhiều tiền, nhưng số tiền đó phải phản ánh đúng giá trị của cầu thủ. Hãy nhìn vào những cầu thủ mà Newcastle mang về từ khi thuộc sở hữu của quỹ đầu tư Saudi Arabia. Hai cầu thủ đắt giá nhất là tiền đạo Alexader Isak (63 triệu bảng) và tiền vệ Bruno Guimaraes (43 triệu) đều đáng giá tới từng xu. Sven Botman (33 triệu) cũng vậy. Những cầu thủ khác “Chích chòe” đều mua với giá rất phải chăng. Kierran Trippier chỉ có giá 12 triệu bảng, thủ môn Nick Pope có giá 10 triệu. Và cả hai đều đi thẳng vào đội hình chính và có những đóng góp vô cùng to lớn. Đó là con đường mà Brighton và Newcastle đã đi và sẽ phải tiếp tục đi, nếu họ muốn tồn tại (Brighton) và nâng tầm (Newcastle) trong môi trường Premier League đầy khắc nghiệt. Giải đấu số một nước Anh không thiếu tiền, nhưng vinh quang chỉ dành cho những người biết sử dụng số tiền đó một cách khôn ngoan.