Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Laminate là chất liệu “sinh sau đẻ muộn” nhưng lại nhận được nhiều sự ưa chuộng trong ngành nội thất. Do đó, khi tìm hiểu về các loại gỗ công nghiệp, bạn sẽ thấy xuất hiệu cái tên gỗ laminate. Hãy cùng Nội thất Viva tìm hiểu ngay Laminate là gì, ưu nhược điểm và những ứng dụng của nó với bài viết sau đây nhé! 1. Laminate là gì? Laminate là chất liệu nhựa tổng hợp cao cấp, có tên tiếng anh là High-pressure Laminate (HPL). Loại vật liệu phủ này được dùng phổ biến trong ngành nội thất. Đặc biệt là để phủ lên các loại gỗ công nghiệp như MDF, HDF, ván dăm. Những tính năng ưu việt nổi bật có thể kể để như chống trầy, chịu va đập mạnh, chống ăn mòn, mối mọt, chống tàn thuốc, chống tĩnh điện và cả vi khuẩn gây hại. Hiện nay, sự chú trọng cho gỗ tự nhiên không quá cao. Bởi các sản phẩm được làm từ gỗ công nghiệp, phủ các loại vật liệu như, Acrylic, veneer, laminate, HDF, MFC, … có đa dạng các kiểu dáng, chất lượng tốt, cùng với mức giá thành phải chăng. Ván laminate được xem là giải pháp hạn chế tình trạng khai thác gỗ tự nhiên và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, điều thực sự để khiến nhiều người yêu thích chất liệu này là ở các ưu điểm của nó. Để nắm chi tiết, mời bạn xem ở mục 3. >>> Tham khảo qua: Gỗ MDF là gì? Có mấy loại? Ưu nhược điểm và bảng giá gỗ MDF mới nhất 2. Cấu tạo bề mặt tấm Laminate Xet theo tổng thể, bề mặt cấu tạo bề mặt gỗ Laminate gồm 3 lớp chính và được chế tạo từ công nghệ HPL: Lớp Overlay (Lớp màng phủ): Được làm từ cellulose tinh khiết, được phủ trên cùng với bề mặt giấy thẩm mỹ, tạo độ sáng bóng, chống trầy xước cùng độ cứng cho vật liệu. Lớp Decorative Paper (Lớp giấy thẩm mỹ): Là lớp giấy trang trí tạo bề mặt cho Laminate, sau đó được ép ở nhiệt độ và áp suất cao và kết dính chặt với lớp overlay. Nhằm đảm bảo màu sắc ở tấm Laminate giữ được ổn định. Lớp Kraft Papers (Lớp giấy nền): đây là phần dưới cùng của bề mặt tấm Laminate. Gồm nhiều lớp giấy được nén chặt với nhau ở nhiệt độ cao. Tạo được độ dày và độ bền cho tấm Laminate. Chủ yếu lớp nền này được làm từ chất liệu bột giấy và chất phụ gia, với tính dai, thô và rất bền bỉ. 3. Đặc điểm của gỗ Laminate + Ưu điểm Tính thẩm mỹ cao với màu sắc và hình dáng đa dạng để bạn lựa chọn. Bên cạnh những màu trơn, vân gỗ còn có cả màu ánh nhũ, màu kim loại. Bề mặt film tấm vật liệu này rất phong phú, có các vân sần, gỗ tự nhiên hay vân nổi, vân đá. Dòng Post Forming có tính dẻo và dễ dàng để uốn cong và tạo hình sử dụng trong nhiều sản phẩm đồ nội thất như ốp sàn, quầy kệ Có tính năng chống xước, chống phai màu, chống ảnh hưởng từ hoá chất Cùng với khả năng chịu nhiệt cao, chống chịu được những va đập, tác động vật lý và giữ được độ bền. Rất dễ dàng trong thi công, lắp ghép và tạo hình đồ nội thất. 3.2. Nhược điểm Giá thành cao: So với các chất liệu khác như melamine, chi phí giá thành của Laminate được đánh giá khá cao. Có yêu cầu kỹ thuật và thiết bị hiện đại: Để tạo được sản phẩm từ Laminate, đòi hỏi phải có kỹ thuật và thiết bị ép nhiệt đủ lớn để nén chặt lớp phủ này vào cốt gỗ. 4. Phân loại bề mặt Laminate + Phân loại theo khả năng uốn cong Dựa theo khả năng uốn cong, có thể phân chia tấm Laminate thành 2 loại nổi bật đó là: Loại Laminate có độ dày phổ biến là 0,5mm; 0,7mm và 0,92mm Loại Laminate Postforming có độ dày 0,5mm + Phân loại dựa vào bề mặt Xét theo bề mặt ngoài thì Laminate cũng được chia thành 2 loại đó là: Tấm Laminate có bề mặt bóng gương. Tấm Laminate có bề mặt bình thường và không bóng gương. + Phân loại dựa vào màu sắc Phân loại tấm gỗ Laminate dựa theo màu sắc sẽ chia thành 5 loại: Tấm gỗ Laminate đơn sắc: chỉ có 1 màu nguyên bản như trắng, nâu, xanh, đen,... Tấm Laminate vân gỗ: có bề mặt tương tự với vân gỗ tự nhiên. Tấm Laminate vân đá: họa tiết tương tự như vân đá, phổ biến phải kể đến hoạ tiết đá Granite, đá Marble. Tấm gỗ Laminate giả da: hiện nay, xu hướng Laminate giả da đang được ưa chuộng, có đa dạng màu sắc hoạ tiết giả da. Tấm gỗ Laminate 3D: laminate 3D, laminate bóng gương có họa tiết và hình ảnh vô cùng bắt mắt, ấn tượng. 5. Gỗ laminate và melamine có gì khác nhau? Melamine cũng được xem là một phiên bản của laminate. Xét về cấu tạo, melamine cũng gồm có 3 lớp. Được phủ thêm một lớp nhựa keo ở trên nhưng mỏng hơn và chất lượng không cao bằng. So với gỗ melamine được phủ lớp nhựa lên bề mặt cốt gỗ trực tiếp, không cần dùng lực ép cao. Đối với gỗ laminate, không thể phủ trực tiếp lên mặt gỗ và cần lực ép nhiệt lớn để nén lớp phủ chặt vào gỗ. 6. Ứng dụng của Laminate trong thiết kế nội thất Laminate là chất liệu nhận được sự ưa chuộng bởi có khả năng chịu lực cao, chịu nhiệt và chống bám bụi tốt. Hiện nay, laminate được ứng dụng nhiều trong làm sàn nhà, cửa gỗ, giường ngủ, kệ tivi,... Vẻ ngoài ở laminate tương tự so với gỗ tự nhiên nhưng có khả năng chống trầy xước và chống nước cao. Lắp đặt dễ dàng và có mức giá thành thấp hơn. 6.1. Bàn trà gỗ phủ laminate Tấm laminate được dùng phổ biến trong làm đồ nội thất, các mẫu bàn trà đang được ứng dụng khá nhiều. Mẫu bàn trà gỗ laminate có ưu điểm đảm bảo tính thẩm mỹ, có khả năng chống trầy xước và chống nước, giúp mang lại bề mặt gỗ sáng bóng. Tránh được co ngót và ít bị mối mọt, cùng đó là khả năng chịu lực cao. Xem thêm: Bàn Uống Nước Phòng Khách BTR-2147 6.2. Bàn ăn gỗ phủ Laminate Bàn gỗ được phủ laminate được biết đến là lựa chọn hàng đầu cho không gian ăn uống. Ưu điểm của vật liệu này đó là bền bỉ, vệ sinh dễ dàng, có thể chống trầy và chống nước. Và đặc biệt đó là không kháng máy móc. Xem chi tiết tại: Laminate là gì? Những điều bạn nên biết về chất liệu này