Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Ngày hè nóng bức và cuộc sống bận rộn khiến nhu cầu sử dụng tủ lạnh của các bà nội trợ tăng cao. Tuy nhiên không phải ai cũng biết sử dụng tủ lạnh sao cho an toàn và hợp lý. Những lưu ý sau đây sẽ giúp các bà nội trợ có thể sử dụng tủ lạnh đúng cách và bền lâu trong mùa hè, đảm bảo bảo quản đồ ăn thức uống hợp lý đồng thời tiết kiệm điện năng tiêu thụ. Sử dụng tủ lạnh đúng cách giúp bảo quản thực phẩm an toàn Một trong những mẹo ít biết về sử dụng tủ lạnh đúng cách, đặc biệt là trong thời tiết mùa hè nắng nóng là hạn chế hoặc tránh để thực phẩm chóng hỏng như trứng, sữa, sữa chua,… ở cửa tủ lạnh do nhiệt độ ở các ngăn của cửa tủ lạnh thường ấm hơn khoảng 3 – 4 độ và dễ dao động hơn nhiệt độ trong tủ lạnh. Chỉ nên để các loại gia vị, nước ngọt và bơ ở cửa tủ lạnh. Các bà nội trợ cũng nên để nguội thực phẩm chín trước khi cho vào tủ lạnh. Tuy nhiên không nên để nguội thực phẩm chín ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ đồng hồ. Một cách khá hay để làm nguội cấp tốc đồ ăn nóng là cho chúng vào nồi hoặc bát tô sau đó để vào chậu nước lạnh hoặc nước đá. Bên cạnh đó, thực phẩm chín phải được đậy nắp hoặc bọc kín và dùng hết trong vòng 24 giờ sau khi cho vào tủ lạnh. Sử dụng tủ lạnh đúng cách giúp bảo quản thực phẩm an toàn và đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình Bên cạnh đó, việc đặt riêng thực phẩm tươi sống với nhau và không để lẫn với thực phẩm chín, trái cây, rau củ sẽ giúp tránh nhiễm khuẩn. Ngoài ra, thực phẩm nên được rửa sạch, để ráo nước và chia nhỏ, đậy kín (đối với canh, đồ hầm, thịt gà cả con, miếng thịt lớn…) trước khi cho vào tủ lạnh. Nhiều gia đình thường để rau củ quả vào ngăn dưới cùng của tủ lạnh. Sẽ thích hợp hơn nếu thay bằng thực phẩm tươi sống như thịt, cá, gia cầm vì ngăn dưới cùng là nơi lạnh nhất của tủ lạnh (đặc biệt là khi nhiệt độ tăng hoặc vào ngày hè). Một lợi ích khác của việc để thực phẩm tươi sống ở ngăn đáy tủ lạnh thay vì ngăn mát bên trên là tránh nhỏ nước, rơi xuống thực phẩm bên dưới làm nhiễm khuẩn. Chọn nhiệt độ tủ lạnh chuẩn để rã đông Một lưu ý quan trọng trong việc sử dụng tủ lạnh an toàn và hiệu quả mà ít người biết là không bao giờ rã đông thực phẩm ở nhiệt độ phòng để tránh nhiễm khuẩn. Thay vào đó, các bà nội trợ nên rã đông thực phẩm đông lạnh bằng cách bỏ vào ngăn mát của tủ lạnh, nước lạnh hoặc lò vi sóng. Ngoài ra, thực phẩm rã đông bằng nước lạnh hoặc lò vi sóng nên chế biến ngay. Làm rã đông thực phẩm bằng cách bỏ xuống ngăn mát 2 ngày trước khi chế biến sẽ giúp làm mát tủ lạnh và tiết kiệm điện. Các bà nội trợ nên bỏ thói quen rã đông thực phẩm ở nhiệt độ phòng để có thể sử dụng tủ lạnh đúng cách và an toàn Nhiều người thường có thói quen để nhiệt độ tủ lạnh xuống mức thấp nhất, đặc biệt là trong mùa hè mà không biết nhiệt độ tủ lạnh càng thấp sẽ càng tốn điện. Theo các nhà sản xuất, nên đặt nhiệt độ tủ lạnh ở mức 20 độ C với ngăn mát và 0 – 3 độ C với ngăn đá. Các bà nội trợ cũng nên nhớ bỏ thực phẩm dễ hỏng ra ngoài và tăng nhiệt độ của tủ lạnh trước khi gia đình đi nghỉ mát dài ngày mùa hè. Ngoài ra, trong trường hợp tủ lạnh bị phủ tuyết dày hơn khoảng 0,6 cm, nên làm tan hoặc cào tuyết ở tủ lạnh ngay lập tức bằng các phương pháp thủ công bởi tủ lạnh bị phủ tuyết sẽ tốn nhiều điện hơn để vận hành và làm lạnh thức ăn. Lưu ý không sử dụng dụng cụ làm nóng bằng điện, đồ đập đá, dao kéo hoặc các đồ vật sắc để loại bỏ lớp tuyết trong tủ lạnh vì có thể làm hỏng lớp vỏ bên trong của tủ lạnh. Những mẹo nhỏ cần biết để sử dụng tủ lạnh tiết kiệm điện Nhiều gia đình thường để pin, nến, mĩ phẩm trong tủ lạnh để kéo dài tuổi thọ của sản phẩm hoặc tránh bị biến dạng do thời tiết oi nóng mùa hè. Một mẹo nhỏ hữu ích là nên để các sản phẩm này trong hộp có nắp kín và không để lẫn trực tiếp với đồ ăn trong tủ lạnh. Thông thường, tủ lạnh hoạt động tốt nhất khi trong tình trạng để đầy thức ăn ở các ngăn. Tuy nhiên nên đảm bảo có khoảng trống giữa các loại thực phẩm và không để khe lưu thông khí bị chèn kín. Trong những ngày tủ lạnh bị trống hoặc để ít đồ ăn, các bà nội trợ nên để vài chai nước vào để giữ lạnh khi mở cửa tủ lạnh. Không nên để thực phẩm tươi sống quá lâu trong tủ lạnh, đặc biệt là vào ngày hè nắng nóng Các nhà sản xuất khuyến cáo thời gian tối đa bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh như sau: đồ ăn thừa, thực phẩm chín 3 – 4 ngày; thịt gia súc (bò, bê, lợn, cừu,…) 1 – 2 ngày; thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng,…) 1 – 2 ngày; xúc xích đã mở túi 1 tuần; salad mì ống 3 – 5 ngày; hải sản tươi sống 1 – 2 ngày; trứng tươi 3 – 5 tuần. Các loại gia vị đang dùng dở hoặc đã bóc vỏ cũng không nên để quá lâu trong tủ lạnh: Mayonaise tối đa 2 tháng, nước sốt làm salad 3 tháng, nước sốt cà chua (ketchup) 6 tháng, mù tạt hạt tiêu 6 – 8 tháng, các loại mứt, thạch, siro và nước đường 6 – 8 tháng. Các loại thực phẩm không cần thiết phải giữ lạnh không nên bỏ vào tủ lạnh như khoai tây, khoai lang, bí, mứt, bơ lạc,… Các gia đình nên thường xuyên lau dọn tủ lạnh, đặc biệt là ngăn để rau củ, ngăn để thực phẩm tươi sống và ngăn dưới cùng. Hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa, mài mòn để tránh nhiễm mùi lên thực phẩm và làm hỏng tủ và không bao giờ được để những đồ vật dễ bắt lửa cạnh tủ lạnh bởi bộ phận nén khí, cánh quạt hoặc động cơ tủ lạnh có thể phát ra tia điện, tia lửa làm cháy, nổ.