QC Làm sao để đối phó với tình trạng trẻ bú mẹ bị táo bón?

Thảo luận trong 'Quảng cáo tổng hợp' bắt đầu bởi debehettaoboninfabiotix, 19/6/21.

  1. debehettaoboninfabiotix PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    22/3/21
    Tình trạng táo bón ở trẻ bú mẹ ít khi xảy ra nhưng không có nghĩa là không bao giờ xảy ra. Do vậy, mẹ đừng nên chủ quan khi chăm sóc em bé bú mẹ mà vô tình khiến con gặp tình huống này. Để có thể kịp thời phát hiện và xử lý tình trạng trẻ bú mẹ bị táo bón, mẹ hãy tham khảo bài viết sau nhé!


    Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị táo bón mà mẹ cần lưu ý

    · Trẻ khó chịu khi đi vệ sinh hơn bình thường

    · Phân có mùi bất thường

    · Phân khô, cứng, vón cục

    · Trẻ đi nặng ít hơn 3 lần trong một tuần

    · Táo bón có thể làm trẻ sơ sinh bị chướng bụng, ít đói dẫn đến ăn ít hơn bình thường

    Tần suất đi ngoài của trẻ là khác nhau. Trẻ bú sữa mẹ đôi khi sẽ đi ngoài vài ngày, hoặc thậm chí một tuần mà không đi ngoài. Mẹ sẽ nhanh chóng làm quen với việc đại tiện của trẻ, cả tần suất và tính chất phân. Vì vậy mẹ sẽ có thể phân biệt được đâu là bình thường hay bất thường đối với trẻ.

    Táo bón ở trẻ bú mẹ xảy ra do lý do nào?

    Thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ. Trong đó phải kể đến:

    · Trẻ bị mất nước qua đường mồ hôi do mặc nhiều quần áo, phòng kín

    · Lượng sữa và nước bé ăn uống vào không đủ

    · Mẹ thay đổi chế độ ăn uống của con: giai đoạn bé dùng thêm sữa công thức hoặc chuyển qua chế độ ăn dặm, con rất dễ bị táp bón. Cũng bởi lúc này, thực đơn ăn dặm mà mẹ xây dựng cho bé không cung cấp đủ chất xơ cho trẻ.

    · Nguyên nhân cũng có thể do bé bị sốt ở trong thời kì mọc răng, hay bệnh lý viêm tai giữa

    · Ngoài ra, bé bú mẹ bị táo bón cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý: giãn đại tràng bẩm sinh,...

    Những điều mẹ cần làm khi trẻ bú mẹ bị táo bón

    Mẹ hãy liên hệ và gặp bác sĩ nếu táo bón ở trẻ sơ sinh kéo dài nhiều đợt. Hoặc trẻ táo bón kèm theo các biểu hiện như sốt, đau bụng, nôn mửa.

    Khi đã được loại trừ nguyên nhân bệnh lý, mẹ hãy chú ý đến chế độ ăn của mẹ và bé hơn. Một số lưu ý giúp cải thiện và phòng ngừa tình trạng trẻ bú mẹ táo bón ở :

    Hạn chế mất nước qua đường mồ hôi:

    Giữ ấm cơ thể bé ở mức vừa phải. Một số cách như sử dụng bỉm loại mỏng hoặc vải xô để giảm bớt nóng. Mặc quần áo và quấn chăn phù hợp thời tiết và không gian bé nằm.

    Chế độ ăn của mẹ:

    Mẹ hãy uống nhiều nước và tăng cường rau củ quả tươi. Chế độ ăn của mẹ nên bổ sung thêm các thực phẩm nhuận tràng như vừng rang chín, cà chua chín, khoai lang, đu đủ…

    Chế độ ăn của bé:

    Trường hợp bé phải dùng sữa công thức, chú ý pha đúng hướng dẫn và đủ số lượng cần thiết theo cân nặng của trẻ. Bổ sung nước, nước trái cây không đường vào thời kì trẻ ăn dặm. Mẹ cũng nên bổ sung men vi sinh giúp hệ tiêu hóa của trẻ tốt hơn.

    Massage cho bé

    Mẹ xác định vùng dưới rốn lệch trái. Sau đó dùng tay vuốt nhẹ từ mấu xương chậu dọc xuống ngay mức trên xương mu. Tần suất 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần 5-7 phút. Mẹ cũng có thể thực hiện động tác đạp xe, co duỗi gối cho bé để giúp hệ tiêu hóa của bé lưu thông tốt hơn.


    Qua bài viết, hi vọng mẹ đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích giúp chăm sóc và cải thiện sức khỏe cho bé hiệu quả. Chúc bé yêu của mẹ luôn khỏe mạnh và tiêu hóa tốt!
     
    #1

Chia sẻ trang này