Chia sẻ Kỹ năng cần có để quản lý nhà hàng hiệu quả tại Thanh Hóa

Thảo luận trong 'Social Marketing' bắt đầu bởi Abitphanmemquanly, 2/12/20.

  1. Abitphanmemquanly PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    3/11/20
    Quản lý nhà hàng là một công việc đang thu hút nhiều sự quan tâm trong định hướng nghề nghiệp của nhiều người, nhất là những con người đam mê ẩm thực, xong để theo đuổi đam mê này cũng không phải là điều dễ dàng. Công việc của một quản lý nhà hàng thường rất áp lực như: quản lý nhân viên, tài chính, quản lý hàng hóa, tài sản nhà hàng, quản lý tiêu chuẩn phục vụ, cũng như giải quyết sự cố và khiếu nại của khách hàng. Do đó để đảm đương được trọng trách của mình, một người quản lý nhà hàng cần có những kỹ năng quản lý sau:

    1. “Khách hàng là thượng đế”
    Với kim chỉ nan ” khách hàng là thượng đế”, là người tạo ra doanh thu chính cho nhà hàng, thu nhập cho nhân viên và chính bạn. Vì vậy, khách hàng cần được nhận lại thái độ phục vụ tốt nhất. Muốn quản lý nhà hàng chuyên nghiệp hơn, thì trước tiên, điều bạn cần làm đó chính là nắm bắt được tâm lý khách hàng, thử đặt mình vào khách hàng để xem họ muốn gì? thích gì? cần gì? để từ đó có những điều chỉnh về chính sách, đãi ngộ,.. nhằm thu hút khách hàng, tạo uy tín đối với khách hàng, đem lợi nhuận về cho nhà hàng.

    Ngoài ra, người quản lý nhà hàng phải luôn lắng nghe phản hồi tích cực và tiêu cực từ phía khách hàng, về thái độ phục vụ, chất lượng dịch vụ, chất lượng đồ ăn,… đã thực sự tương xứng với số tiền mà họ bỏ ra hay không. Khi bạn có thái độ cầu thị đối với khách hàng đó cũng là một cách ghi điểm tuyệt đối nhất.

    [​IMG]

    2. Đội ngũ nhân viên
    Con người là yếu tố chính trong sự thành bại của kinh doanh. Muốn vận hành, quản lý một nhà hàng thì việc xây dựng một đội ngũ nhân viên là việc đầu tiên mà một nhà quản lý chuyên nghiệp phải làm.

    Trước hết, bạn phải xác định rõ những việc mà nhân viên phải làm, bạn muốn nhân viên làm. Lập một bảng kế hoạch càng chi tiết, cụ thể những yêu cầu công việc, nhiệm vụ của từng nhân viên phải làm Sau đó, khi tuyển dụng bạn dễ dàng lọc ra được những ứng viên phù hợp với vị trí công việc mà bạn cần tìm. Việc tìm được nhân viên chu đáo, nhiệt tình, tận tâm cũng sẽ giúp cho nhà hàng của bạn phát triển hơn.

    Ngoài ra, là người quản lý bạn cũng cần phải có những chính sách thưởng phạt rõ ràng dành cho nhân viên của mình. Việc đào tạo, training cho nhân viên nâng cao tay nghề, thái đô phục vụ cũng nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn. Việc đảm bảo số lượng nhân viên trong thời gian cao điểm của nhà hàng cũng vô cùng quan trọng, bạn hãy lưu ý nhé.

    3. Quản lý tài chính
    Một người quản lý nhà hàng giỏi là người luôn quản lý chặt chẽ tài chính của nhà hàng, luôn nắm bắt được thu chi, doanh số nhà hàng vào cuối ngày.

    Để quản lý nhà hàng một cách hiệu quả và chuyên nghiệp, người quản lý phải luôn có những phác thảo về kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn, dài hạ, luôn nắm rõ thu chi, doanh thu, định mức, lợi nhuận đem về cho nhà hàng.

    4. Lựa chọn địa điểm
    Việc lựa chọn địa điểm làm nhà hàng còn phụ thuộc vào tài chính, loại hình nhà hàng. Dưới đây, sẽ là một số gợi ý dành cho việc lựa chọn địa điểm nhà hàng sao cho việc kinh doanh và quản lý nhà hàng trở nên thuận tiện nhất.

    Lượng bán hàng dự kiến.

    Lưu lượng người qua lại tại địa điểm đó có thực sự thuận tiện cho việc dừng chân của khách hàng không: vị trí đỗ xe, view nhà hàng, địa điểm đó có dễ tìm,…

    + Dân cư khu vực đó có nằm trong nhóm đối tượng khách hàng mà bạn hướng tới

    + Các nhà hàng xung quanh có ảnh hưởng đến nhà hàng của bạn

    + Tìm hiểu chính sách quy hoạch tại địa phương có liên quan tới địa điểm bạn thuê .

    Ngoài ra, việc thiết kế, trang trí nhà hàng, sắp xếp bàn ghế,… tại nhà hàng cũng cần phải hài hòa, bắt mắt, hợp phong thủy để gây ấn tượng với khách hàng.

    địa điểm kinh doanh nhà hàng

    Địa điểm kinh doanh nhà hàng hấp dẫn khách hàng

    [​IMG]

    5. Thực đơn hấp dẫn
    Nếu như món ăn là linh hồn của nhà hàng, thì mỗi cuốn thực đơn là tâm huyết của người đầu bếp. Bởi vậy, việc lên thực đơn cho nhà hàng cũng là 1 tip ghi điểm trong mắt khách hàng.

    Việc trình bày thực đơn một cách khoa học, hợp lý, bắt mắt, logic sẽ khiến tâm lý khách hàng cảm thấy dễ chịu khi oder, tâm lý muốn quay lại nhà hàng.

    6. Thực hiện các chiến dịch quảng cáo, marketing
    Với thời đại công nghệ số hiện nay, việc đẩy mạnh các chiến dịch quảng cáo, truyền thông, marketing đang được cho là phương thức hữu hiệu và mang lại hiểu quả cao nhất cho các nhà hàng.

    Xác định rõ đối tượng khách hàng cụ thể, cần nhắm tới, luôn cập nhật sự xu thế phát triển chung của thị trường, để có các chiến dịch quảng cáo, marketing, các chương trình ưu đãi, giảm giá, khuyến mãi,… cho phù hợp sẽ đem lại lợi nhuận lâu dài cho nhà hàng.

    Hiện nay, các kênh truyền thông, quảng cáo chính đang phổ biến và đươc nhiều đối tượng khách hàng quan tâm và biết đến: youtube, mạng xã hội: facebook; zalo; instagram,…, báo chí, truyền hình,…

    7. Lựa chọn phần mềm quản lý bán hàng
    Sự chuyên nghiệp của một nhà hàng không chỉ nằm ở khâu đồ ăn mà nó còn thể hiện sự đồng đều trong các khâu dịch vụ cùng với đội ngũ nhân viên tận tình, chu đáo. Cùng với sự ra đời của nhiều mô hình nhà hàng thì song hành với đó là sự ra đời của các loại phần mềm quản lý nhà hàng sẽ hỗ trợ cho công việc quản lý nhà hàng của bạn một cách thuận tiện và hiệu quả nhất.

    [​IMG]

    Ngày nay, không khó để có thể bắt gặp những hình ảnh các nhân viên sử dụng tablet để nhận order của khách hàng trong các nhà hàng không còn xa lạ. Bên trong chiếc tablet là hệ thống phần mềm linh hoạt giúp nhân viên dễ dàng chuyển toàn bộ order của khách tới bộ phận bếp. Ngoài ra, thông qua phần mềm, quản lý có thể nắm rõ trạng thái phục vụ của từng bàn, quản lý kho hàng tránh thất thoát và tổng hợp thu chi, báo cáo. Phần mềm hỗ trợ kết nối với server giúp quản lý có thể theo dõi, quan sát tình hình từ xa.

    Phần mềm được coi là hiệu quả đối với hoạt động của một nhà hàng thường sẽ có khả năng mở rộng điều chỉnh khi có sự thay đổi về menu, các chương trình khuyến mại theo từng đợt, dễ dàng sử dụng và cài đặt, phù hợp với trình độ cơ bản của nhân viên phục vụ, có chức năng tổng hợp thành báo cáo dành cho quản lý. Bên cạnh đó, ngoài việc đáp ứng tốt các nghiệp vụ phát sinh trong ngành nhà hàng như order, đổi món, đổi chỗ, đặt bàn, mua mang về, phần mềm quản lý tốt còn có khả năng đồng bộ dữ liệu,tạo nên những phương thức hiện đại giúp tối ưu quản trị và tiếp cận khách hàng tiềm năng.

    Quản lý nhà hàng được cho là công việc khá thú vị tuy nhiên cũng đầy thử thách dành cho các nhà quản lý. Bài viết trên đây có thể cho các nhà quản lý thấy rõ được lĩnh vực mà mình đang theo đuổi, các tip để quản lý nhà hàng hiệu quả và chuyên nghiệp nghiệp nhất, để từ đó lựa chọn cho mình những chiến lược quản lý nhà hàng của mình sao cho phù hợp.

    Nguồn: Sưu tầm
     
    Quan tâm nhiều
    #1
  2. camtucau PageRank 0 Member

    Tham gia ngày:
    25/5/15
    viết viết hữu ích
     
    #2

Chia sẻ trang này