Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Bạn có một số vốn và muốn mở quán cafe, hay bạn thấy nhà nhà, người người kinh doanh cafe và nghĩ sao mọi việc đơn giản đến thế. Và bạn cũng muốn bắt tay vào thực hiện ước mơ có một quán cafe của riêng mình. Nhưng, việc kinh doanh chưa bao giờ dễ dàng, và setup một quán cafe tuy nhỏ nhưng cũng gặp nhiều khó khăn. Để không đi vào “vết xe đổ” của những người đã thất bại trên con đường kinh doanh cafe, Smart Goal sẽ chia sẻ với bạn những kinh nghiệm mở quán cafe thực tế. Lên ý tưởng và lựa chọn phong cách quán Lên ý tưởng và lựa chọn được phong cách quán là tối quan trọng. Nó sẽ quyết định nguồn khách hàng mục tiêu mà quán hướng đến. Ngày nay, có rất nhiều mô hình kinh doanh cafe, bạn có thể dựa vào đối tượng khách hàng để đưa ra ý tưởng hoặc tự sáng tạo quán cafe mang nét riêng độc đáo của mình. Một số mô hình cafe điển hình trên thị trường hiện nay: Cafe công sở Cafe bóng đá Quán cafe cá tính, lạ, độc đáo Cafe vườn Cafe bình dân (cafe cóc, cafe vỉa hè, cafe bệt) Cafe nhạc sống Cafe sách Quán cafe dành cho người sành cafe Cafe take away Am hiểu cafe Nếu bạn mở quán cafe nhưng lại không am hiểu gì về cafe, liệu rằng quán cafe của bạn có duy trì được việc kinh doanh lâu dài? Do đó, trước khi mở quán hãy tìm hiểu về các loại cafe, đặc tính cây, các giống cafe, tên các loại cafe phổ biến, cách pha chế và loại cốc tách sử dụng phù hợp. Tùy vào mô hình kinh doanh quán cafe, mà bạn có thể lựa chọn dạng cafe có khẩu vị và giá cả hợp lý. Ở thời điểm trước, Việt Nam chuộng cafe phin hơn, nhưng ở hiện tại thì điều đó đã không còn diễn ra. Khi Việt Nam tiếp xúc với những nền văn hóa mới, nhất là văn hóa ẩm thực Ý – một trong những cái nôi sản sinh ra cafe, thì xu hướng thưởng thức cafe cũng có những thay đổi nhất định. Ngày nay, giới trẻ có phần yêu thích những loại cafe tươi như Capuchino, Latte, Espresso, Mocha hay Macchiato hơn các loại cafe truyền thống. Ngoài ra, bạn không nên chỉ bán cafe thôi, bởi, dù quán của bạn có đông khách và bận rộn đến đâu thì lợi nhuận thu được từ cafe cũng không thể bù đắp cho các khoản phí khác như tiền thuê địa điểm, nhân viên, điện nước… Dựa trên kinh nghiệm mở quán cafe thực tế, bạn hãy bổ sung thêm những món khác vào thực đơn, ví dụ như bánh ngọt, đồ uống khác từ trà, trái cây, sữa, hay thức ăn nhanh, miễn sao chúng thuận tiện và phù hợp với mô hình cafe của bạn. Ngoài việc am hiểu về cafe, bạn cũng nên biết pha chế đồ uống để có thể tự tạo nên menu độc đáo cho quán cafe của mình. Hiểu về nghề quản lý nhà hàng, quán cafe Người quản lý là người đưa ra những chiến lược phát triển quán, xây dựng tổ chức, điều hành nhân sự cho từng bộ phận từ bếp, phục vụ bàn, vệ sinh, kế toán… sao cho nhất quán và hiệu quả, nhằm hướng đến mục tiêu tăng doanh thu và lợi nhuận cho quán. Khi nhân viên làm việc tốt đồng nghĩa với việc khách hàng sẽ nhận được dịch vụ tốt và tình hình kinh doanh của quán cũng sẽ có bước tiến triển lớn. Nếu bạn là một “tay ngang” muốn mở quán cafe, vẫn còn thiếu nhiều kiến thức và kỹ năng của một quản lý nhà hàng, hãy tham dự khóa học quản lý nhà hàng, quán cafe. Khóa học này không chỉ giúp bạn nắm vững những kiến thức tổng quát về các mô hình kinh doanh ẩm thực và quán cafe, những kỹ năng, nghiệp vụ điều hành giám sát, tổ chức, từ việc phân bổ nhân sự cho đến cách thức quản lý các trang thiết bị, mà còn giúp bạn có cái nhìn đa chiều hơn về ngành nghề này, xây dựng được tính chuyên nghiệp để phù hợp với xu thế của thời đại về quản lý hoạt động kinh doanh quán cafe. Smart Goal - Dịch vụ tư vấn setup nhà hàng chuyên nghiệp