Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Ngày nay rất nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng Internet như một công cụ để phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Điển hình là việc sử dụng Website. Thực tế đã cho thấy việc kinh doanh qua website đã giải quyết được rất nhiều rắc rối cho chủ doanh nghiệp, và nó đang dần trở thành một bộ phận thiết yếu của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh những lợi thế cũng có khá nhiều nhược điểm. Lợi thế của kinh doanh trên Web – Chi phí nhận được đơn đặt hàng qua Website sẽ rẻ hơn so với hầu hết các phương thức khác, kể cả đặt qua điện thoại, tại cửa hàng, hay đến tận nhà. – Chi phí xử lý và quản lý thấp hơn – Ít sai sót hơn khi đặt hàng qua Website – Khách hàng dễ dàng so sánh giữa các cửa hàng và vào bất kỳ thời gian nào cũng có thể mua hàng, dù là ban ngày hay ban đêm. – Tạo ra tâm lý thoái mái cho nhiều khách hàng trong việc đưa ra quyết định mua hàng khi không có mặt của người bán hàng. – Thể hiện sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp, biết ứng dụng công nghệ hiện đại vào kinh doanh. Nhược điểm của kinh doanh trên Web Mặc dù có nhiều lý do hấp dẫn các doanh nghiệp sử dụng Website để kinh doanh như vậy, nhưng một số vẫn tỏ ra khá dè dặt. Xuất phát từ chính những nhược điểm sau đây đã khiến các doanh nghiệp lo ngại: Khả năng bảo mật thông tin trên internet không được bảo đảm Khách hàng không thể xác nhận được hàng hóa họ đang mua của nguồn nào và các thông tin tài chính rất dễ bị tiết lộ. Khách hàng đôi khi không tin tưởng với việc mua hàng qua Web, bởi họ luôn lo lắng về nguy cơ có thể nhận được hàng kém chất lượng không giống với quảng cáo và về các chính sách trả hàng, đổi hàng. Chủ doanh nghiệp sợ rằng mình không có đủ kiến thức về các phần mềm và các tiến trình liên quan, thêm nữa việc sử dụng các hệ thống nhận tiền thanh toán rất khó sử dụng. Thương mại điện tử đối với nhiều bộ phận khách hàng vẫn chưa phải là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Chưa có sự nhất quán trong các vấn đề pháp lý, luật thuế và các hiệp ước Quốc Tế. Hầu hết những nhược điểm trong việc kinh doanh trên Website đều bắt nguồn từ nguyên nhân lĩnh vực thương mại điện tử còn khá mới mẻ. Cũng như những công nghệ mới khác, nó cũng cần thời gian để phát triển công nghệ, kinh nghiệm, chuyên môn và văn hoá sử dụng nó. Một số công ty quảng cáo sản phẩm hay dịch vụ qua Website đã rất thành công, làm tăng doanh số và cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng. Một ví dụ điển hình cho các công ty như vậy là Barnnes & Noble – một công ty bán sách từ các cửa hàng bán lẻ và từ trang web của mình. Khi internet và các ngành liên quan phát triển ổn định thì nhiều vấn đề trong việc kinh doanh qua Website sẽ giảm dần và nó sẽ trở thành một bộ phận quan trọng và không thể thiếu của nhiều doanh nghiệp. Và trong tương lai rất có thể các doanh nghiệp sẽ coi khả năng nhận đơn đặt hàng qua mạng cũng quan trọng như việc sử dụng máy tính để thực hiện kế toán và sử dụng điện thoại để nhận đơn đặt hàng.