Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Bán hàng trên Shopee cần những gì? Đây hẳn là điều mà không ít các bạn khởi nghiệp băn khoăn thắc mắc khi có ý định kinh doanh trên sàn TMĐT này. Và để giải đáp cho câu hỏi trên, Abit đã sưu tầm và tổng hợp những thứ cần được chuẩn bị kĩ càng khi bạn kinh doanh bán hàng trên Shopee. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 1. Nguồn hàng chất lượng và ổn định Để bạn có một thương hiệu sản phẩm chất, có tên tuổi thì buộc rằng nguồn hàng của bạn phải chất lượng. Bên cạnh đó, nguồn hàng là một trong những yếu tố quan trọng để bạn đảm bảo quá trình kinh doanh của mình được diễn ra suôn sẻ và không bị gián đoạn. Vì vậy bạn cần có đảm bảo nguồn hàng của mình chất lượng và được cung ứng một cách ổn định. Gợi ý một số các tìm được nguồn hàng giá rẻ, chất lượng: + Tìm nguồn hàng sỉ trong các group Facebook có nhiều thành viên + Tìm nguồn hàng sỉ từ Google Search bằng toán tử “Keyword + nguồn sỉ/bỏ sỉ/ giá sỉ” + Liên hệ hỏi giá từ các trang web chuyên bán hàng sỉ tại Việt Nam + Tìm nguồn hàng sỉ giá rẻ tại các chợ đầu mối, chợ bỏ sỉ truyền thống Nguồn hàng chất lượng, giá cả vừa phải và cung ứng ổn định sẽ quyết định đến 50% kết quả kinh doanh bán hàng của bạn trên Shopee. Hãy tập trung công sức, thời gian để chuẩn bị thật kĩ càng. 2. Kiến thức, chuyên môn Để bán hàng trên Shopee thành công, nghe có vẻ không cần quá nhiều kiến thức. Nhưng thực tế, kĩ thức và chuyên môn bạn cần phải có không hề ít. Để kinh doanh hiệu quả bạn cần tạo dựng cho mình các kế hoạch, chiến lược, mục tiêu cụ thể, quy trình bán hàng rõ ràng. Và phải xác định được thời gian cần thiết để triển khai và đạt được mục tiêu là bao lâu. Và để làm được điều này bạn cần có kiến thức chuyên môn về sản phẩm, nắm bắt tốt tâm lý tiêu dùng của khách hàng, hiểu và vận dụng tốt các chính sách bán hàng, quy định bán hàng trên Shopee, quy trình bán hàng trên sàn thương mại điện tử, chăm sóc khách hàng… Và hơn hết là kinh nghiệm bán hàng, mà điều này chỉ có được qua thời gian thực chiến mà thôi. Chung quy điều mà bạn cần phải nắm được đó là: + Sản phẩm + Nhu cầu khách hàng + Hành vi mua hàng + Quy trình bán hàng và vận hành shop + Chăm sóc khách hàng + Thủ thuật, tuyệt chiêu bán hàng … 3. Nguồn lực tài chính Bạn có thể kinh doanh bán hàng trên Shopee theo hai cách: – Không có vốn hoặc vốn ít: Kinh doanh với hình thức cộng tác viên hoặc dropShip của Shop cũng sẽ giúp bạn thu được nguồn lợi nhuận tốt khi tham gia Shopee. Xem chi tiết: Kinh doanh DropShip vốn nhỏ lợi nhuận lớn. – Nguồn vốn ổn (đủ để nhập hàng và kinh doanh): Tùy vào mặt hàng bạn đang kinh doanh và phân khúc khách hàng bạn đang hướng đến theo mà bạn cần có số vốn kinh doanh nhất định. Lấy ví dụ cụ thể, nếu bạn kinh doanh quần áo, đối tượng khách hàng chính là học sinh, sinh viên thì mức vốn bán đầu dao động từ 50 tr – 100tr là ổn rồi. Nhưng cũng là quần áo, mà khách hàng mục tiêu của bạn là dân công sở, văn phòng có thu nhập cao thì mức vốn ban đầu sẽ cao hơn. Vì vậy, tùy thuộc vào ngành hàng và phân khúc thị trường mà bạn hướng tới mà quyết định số vốn bạn cần chuẩn bị là bao nhiêu. 4. Nguồn nhân lực Nhân sự của bạn nhiều hay ít phụ thuộc khá lớn vào quy mô bán hàng và lượng đơn hàng của bạn là bao nhiêu. Với hoạt động kinh doanh đang còn nhỏ thì chỉ mình bạn là đủ. Nhưng nếu quy mô bán hàng lớn, đơn hàng mỗi ngày lên đến hàng trăm người thì mình bạn sẽ không thể đảm đương nổi. Bởi bán hàng trên Shopee nó có khá nhiều công đoạn. Không chỉ thế nó còn phụ thuộc và khâu trung gian như sàn Shopee và đơn vị vận chuyển. 5. Công cụ hỗ trợ bán hàng Sẽ khá khó khăn để thành công nếu bạn đơn phương độc mã kinh doanh trên Shopee mà không có thêm sự hỗ trợ của các công cụ. Các công cụ hỗ trợ bán hàng nghe có vẻ không quá cần thiết để quản lý bán hàng. Nhưng thực tế nó lại cực kỳ quan trọng để tăng doanh số, bùng nổ doanh thu bán hàng. Và nếu có ai hỏi rằng bán hàng trên Shopee cần những gì thì sẽ không ngần ngại trả lời là các công cụ hỗ trợ bán hàng. Website Website bán hàng vì sao lại là công cụ hỗ trợ bán hàng trên Shopee. Nói một cách dễ hiểu, nếu như Shopee được xem như văn phòng đại điện thì Website bán hàng chính là trụ sở kinh doanh chính. Khi khách hàng đang còn hoang mang về thông tin sản phẩm cung cấp trên Shopee thì họ của thể truy cập vào website bán hàng để biết thêm nhiều thông tin khác. Chi tiết, cụ thể, tỷ mỉ hoặc liên hệ thêm chuyên viên tư vấn để được hỗ trợ. Bán hàng trên cả Shopee và Website sẽ cải thiện doanh số tốt hơn. Mạng xã hội Không ai có thể phủ nhận được rằng, mạng xã hội giúp lan tỏa thông tin và tiếp cận khách hàng tốt hơn trên các sàn TMĐT. Khi bạn giới thiệu và quảng bá gian hàng shopee trên Facebook, Instagram hay Tiktok chẳng hạn, lượng truy cập và số đơn đặt hàng trên Shopee sẽ tăng đáng kể. Vì vậy, việc liên kết bán hàng trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội là thực sự cần thiết. Phần mềm quản lý đơn hàng Shopee Phần mềm quản lý đơn hàng Shopee được xem như công cụ hỗ trợ đắc lực của các shop bán hàng khi quản lý và vận hành bán hàng. Với ứng dụng phần mềm, bạn có thể đồng bộ các shop bán hàng trên sàn về cùng một giao diện quản lý. Không chỉ thế phần mềm còn cho phép bạn kết nối đa kênh bán hàng. Chỉ cần bạn là admin của website, Fanpage, Tiki, Lazada… thì bạn đều có thể đồng bộ tất cả các kênh này về phần mềm. Các ưu điểm nổi bật của phần mềm quản lý đơn hàng: + Đơn hàng sẽ được đồng bộ quản lý tập trung + Kết nối vận chuyển hỗ trợ quản lý đơn hàng + Theo dõi cập nhật tình trạng đơn hàng nhanh chóng + Hỗ trợ đối soát, hoàn trả đơn hàng + Quản lý nhà cung cấp, đối tác cung ứng hàng hóa … Và còn nhiều các tính năng chuyên dụng khác, bạn có thể tham khảo chi tiết TẠI ĐÂY. Tưởng chừng như khá đơn giản, thực tế thì lại không giản đơn tý nào. Để kinh doanh bán hàng trên shopee bạn phải chuẩn bị khá nhiều thứ. Chỉ một câu sẽ khó lý giải hết được khi bán hàng trên shopee cần những gì? Hy vọng rằng với 5 gợi ý và chia sẻ trên đã giúp bạn có một hình dung cụ thể về những thứ cần chuẩn bị cho hoạt động bán hàng của mình. Chúc bạn thành công.