Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Nếu doanh nghiệp của bạn đang trên đà phát triển và website hiện tại không đáp ứng được nhu cầu, hoặc bạn đang muốn chuyển sang một hệ thống web mới với nhiều tính năng hơn. Dù vấn đề của bạn là gì đi nữa thì việc dịch chuyển website vào một hệ thống mới hoặc nâng cấp website đòi hỏi bạn phải lên kế hoạch cẩn thận và cân nhắc trước khi tiến hành. Những vấn đề mà Subiz chia sẻ dưới đây sẽ giúp việc chuyển đổi website của bạn diễn ra một cách “trơn tru”, thành công. Hãy chắc rằng bạn hoàn toàn hiểu và kiểm soát được quá trình chuyển đổi website 1. Công nghệ của website mới và công nghệ hiện tại của bạn? Bạn muốn phát triển website đồng nghĩa với việc website hiện tại đang phát triển nhanh hơn hệ thống bạn đang sử dụng. Vậy bạn hãy tìm hiểu về website mới ở các khía cạnh sau: Bạn hiểu rõ về công nghệ của website mới. Ban nên biết những công nghệ nào là độc quyền và công nghệ nào bạn được phép sở hữu. Phải biết rõ về tính mở rộng của website trong trường hợp bạn muốn thêm vài tính năng cho website sau vài tháng sử dụng. Bạn sẽ không muốn phải sử dụng một hệ thống còn hạn chế hơn cả cái bạn đang dùng. Tìm hiểu về hệ thống hiện tại bạn đang sử dụng, những chi tiết nào cần giữ lại, chi tiết nào cần nâng cấp. Mỗi website đều cần duy trì sự tương thích với các trình duyệt, lỗ hổng an ninh và các thay đổi công nghệ. Phải biết rõ cách hoạt động của hệ thống mới và chi phí cần để nâng cấp. Thường thì bạn nên xem qua các chính sách dự phòng. Ví dụ nếu bạn đang muốn chuyển đổi từ một nhà cung cấp dịch vụ lập trình sẵn thành một nhà cung cấp dịch vụ tùy chỉnh thì hãy tìm hiểu kỹ về các thủ tục dự phòng và khôi phục dữ liệu. Các dữ liệu được lưu trữ trong bao lâu? Thời gian xoay vòng là bao lâu? Và chi phí khôi phục dữ liệu nếu xảy ra lỗi từ bên trong hệ thống là bao nhiêu? 2. Quy trình làm việc Không phải tất cả các công ty phát triển website đều giống nhau, bạn cần đánh giá quá trình phát triển và quy trình làm việc của đối tác mà bạn định hợp tác trong lâu dài. Đôi khi sự khác nhau trong cách quản lý của hai bên có thể gây nên sự khó khăn khi làm việc chung. Đánh giá đối tác trên 2 mặt: chất lượng phát triển website và bảo hành. Tùy thuộc vào quy mô công ty mà quy trình làm việc có thể khác nhau. 3. Những vấn đề cần cân nhắc bước đầu Một số câu hỏi nên đặt ra khi bắt đầu dự án: Về mặt thiết kế, cần sửa lại những phần nào? Họ xử lí sự thay đổi phạm vi của dự án như thế nào? Họ có cung cấp cho bạn tài liệu chức năng? Trong suốt thời gian phát triển, quá trình kiểm tra nội bộ được tiến hành như thế nào? Họ kì vọng gì từ bạn thông qua dự án này? Nếu trễ các mốc thời gian thì có bị phạt không? 4. Hỗ trợ sau dự án Bạn phải hiểu về công ty đối tác và những người mà bạn sẽ làm việc cùng trong và sau dự án: Bạn có được quyền đặt câu hỏi với công ty đối tác không? Có hợp đồng hỗ trợ đi kèm không? Hợp đồng này bao gồm những gì? Khi website đi vào hoạt động, thời gian trả lời về vấn đề sửa chữa các lỗi của website diễn ra trong bao lâu? Những lỗi nào được xem là lỗi bảo hành, những lỗi nào phải trả phí sữa chữa, cập nhật? Nếu bạn muốn trao đổi về các ý tưởng mới hoặc yêu cầu thay đổi các tính năng thì thời gian được xác định như thế nào? Có cung cấp dịch vụ đào tạo nhân viên miễn phí/tính phí không? 5. Bản thử nghiệm Beta và bản phát triển (development) website Bạn cần tìm hiểu trước xem công ty đối tác có cung cấp cho bạn website phiên bản phát triển (development site) không. Development site là nơi tuyệt vời để bạn đào tạo nhân viên mới và thử nghiệm các tính năng mới trước khi chính thức kích hoạt các tính năng này vào website. Development site cũng rất thích hợp để kiểm tra sự tương thích trình duyệt hay thử nghiệm mobile khi tích hợp ngôn ngữ mới như HTML5. 6. Chuyển đổi tên miền và ra mắt website Trong một bản kế hoạch chỉn chu nhất thiết phải có ngày ra mắt website. Có thể bạn sẽ phải cân nhắc chi tiết này trong suốt thời gian dự án diễn ra. Xác định một ngày để ra mắt website mới hoặc chuyển đổi web cũ sang web mới và tính ngược từ ngày đó trở về trước. Đặt mục tiêu cho nhóm của bạn và cho công ty đối tác. Đừng quên ghi chú các ngày nghỉ, ngày lễ vào thời gian biểu. Bạn phải ghi rõ các mốc thời gian như thời gian huấn luyện, thời gian thêm nội dung mới, làm lại các danh mục sản phẩm, các bài viết trên hệ thống mới. Để chạy trên server mới, bạn cần chuyển đổi tên miền (domain) từ server cũ sang server mới. Mỗi công ty sẽ có cách thức chuyển đổi khác nhau, bạn nên biết quá trình này sẽ ảnh hưởng đến thời gian làm web như thế nào. Chuyển đổi có thể là một quá trình phức tạp nếu như bạn không chuẩn bị trước. Hãy đặt câu hỏi và ra quyết định dựa trên những câu trả lời bạn có được. Hãy chia sẻ thành công của bạn với Subiz trong phần bình luận bên dưới nhé! Nguồn Subiz.com
Nếu backup đều đặn hàng tuần hoặc hàng tháng thì không phải lo lắng nhiều! Khi xảy ra lỗi trong quá trình chuyển đổi hoàn toàn có thể khôi phục lại được!
Nếu là giai đoạn đầu chưa seo thì chuyển đổi web thường xuyên còn được! Chứ nếu SEO top rồi chuyển rất khó khăn!