Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - (Thegioiseo) - Mastering SEO là một công việc khó khăn và nếu bạn là người mới bước chân vào lĩnh vực SEO, rất có thể bạn sẽ cảm thấy bị lạc lõng trong vô số mẹo tối ưu hóa và kỹ thuật SEO. Vâng, SEO là giống như một câu đố. Bạn cần phải thu thập tất cả các phần của nó (nội dung, backlinks…) để cho chúng bắt đầu làm việc với nhau. Tuy nhiên những nỗ lực SEO của bạn bị mất một cách vô ích, trừ khi bạn xây dựng trang web của bạn đúng. Nhưng làm thế nào để bạn làm điều đó? Mặc dù không có công thức chính xác để đảm bảo trang web của bạn đứng ở vị trí số 1 nhưng cũng có một số quy định chung để tăng cơ hội thành công. Vì vậy, chúng ta hãy nhìn vào từng cái một và tối ưu hóa từng phần tử của trang. 1. URL đúng định dạng URL phù hợp và dễ dàng điều hướng được yêu thích bởi công cụ tìm kiếm và khách truy cập. Sử dụng các từ khóa Nhiều SEO tin rằng ảnh hưởng của URL keyword-rich là ở cấp độ thấp hơn tuy nhiên từ khóa trong URL vẫn còn là một yếu tố xếp hạng quan trọng để xác định các trang của bạn khi chúng hiển thị trong kết quả tìm kiếm. Giữ URL có thể đọc được và tránh ký hiệu đặc biệt Như bạn cũng đã biết, hãy tránh cá ký tự không liên quan trong URL - chẳng hạn như &,%, $, và @. Bạn có thể sử dụng dấu gạch chéo để ngăn cách thư mục và dấu gạch ngang để ngăn cách các từ riêng biệt. Quan tâm đến chiều dài Nhìn chung URL ngắn hơn thì tốt hơn. Và nếu URL của bạn ít hơn 50-60 ký tự, bạn sẽ không cần phải lo lắng về nó. Nhưng nếu URL của bạn lên đến 100 ký tự, đây là lúc bạn nên viết lại chúng. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh sử dụng quá nhiều thư mục - sử dụng cấu trúc thư mục để hiển thị hệ thống phân cấp nội dung của bạn. - Ví dụ: URL cho trang web công ty của bạn: Mã: http://thegioiseo.com/contact/ http://thegioiseo.com/about-us/ - URL cho một trang web thương mại điện tử: Mã: http://thegioiseo.com/product-name/ http://thegioiseo.com/category-name/product-name/ - URL cho blog của bạn: Mã: http://thegioiseo.com/post-title/ http://thegioiseo.com/category-name/post-title/ http://thegioiseo.com/mm/dd/yyyy/post-title/ http://thegioiseo.com/post-title/three-digit-ID/ Cách để kiểm tra 1. Audit website và tạo ra một dự án mới cho trang web của bạn. 2. Phần mềm này sẽ thu thập tất cả các trang của bạn. Sau đó bạn có thể dễ dàng phát hiện bất kỳ các URL động bạn đang có và tìm thấy URL quá dài, bạn có thể viết lại. 3. Ngoài ra bạn sẽ có đầy đủ danh sách các URL trên trang web của bạn để phân tích sâu hơn trong module Pages của phần mềm. 2. Sự liên quan, keyword-rich title Thẻ tiêu đề là một trong những yếu tố trang quan trọng nhất. Nó cho phép công cụ tìm kiếm biết trang web của bạn đang nói về điều gì, nội dung của thẻ này thường được sử dụng như là một phần của snippet trong kết quả tìm kiếm. Và nếu bạn đã từng nghi ngờ về ảnh hưởng của nó trên kết quả tìm kiếm - hãy vào trang chủ của AdSense và xem cách Google đã tối ưu hóa tiêu đề cho cụm từ "make money online". Đặt từ khóa ngay từ đầu Các từ khóa mục tiêu của bạn càng gần thẻ tiêu đề càng tốt, các từ khóa có liên quan nhiều hơn sẽ được xem xét bởi các công cụ tìm kiếm. Cố gắng luôn luôn bắt đầu tiêu đề của bạn với các từ khóa để nhấn mạnh tầm quan trọng của chúng. Sử dụng các ký tự một cách tiết kiệm Nếu bạn cần phải thu gọn văn bản trong title, bạn có thể thay thế những từ như "and" bằng các ký hiệu (&), "or" bằng "/" hoặc "copyright" với ©. Hãy đối xử title như một quảng cáo Hãy nhớ rằng thẻ title của bạn giống như là một quảng cáo - nếu quảng cáo hấp dẫn sẽ thu hút được click nhiều hơn và bạn sẽ nhận được phần thưởng từ công cụ tìm kiếm. - Giá tham chiếu thấp - thể hiện bạn là một nhà đi đầu vế giá trên thị trường. - Tham chiếu mới - để hiển thị nội dung của bạn thực sự được cập nhật - Khối lượng tham chiếu - để thể hiện bạn hoàn hảo như thế nào và nội dung của bạn ấn tượng ra làm sao. Cách để kiểm tra Trong WebSite Auditor, bạn có thể kiểm tra danh sách các tiêu đề trang của bạn để tìm thấy bất kỳ nội dung trùng lặp và title quá dài. Trong module Content Editor, bạn có thể kiểm tra các title khác nhau trên trang của bạn và xem cách chúng được tìm thấy trong SERPs của Google. 3. Schema markup Điều quan trọng là phải hiểu rằng Schema markup không phải là một yếu tố xếp hạng. Tuy nhiên, Google có thể sử dụng dữ liệu được đánh dấu để tạo thành rich snippet trong các kết quả tìm kiếm. Rich snippet có một tiềm năng rất lớn để tăng CTR của danh sách. Và CTR cao hơn, nó sẽ cung cấp cho bạn thứ hạng tích cực. Rich snippets của Google có thể bao gồm hình ảnh, xếp hạng, URL và description. Chúng có thể được sử dụng cho các loại nội dung khác nhau, chẳng hạn như các sản phẩm, công thức nấu ăn, đánh giá và các sự kiện. Tùy thuộc vào từng loại, bạn có thể thêm một số yếu tố rich snippet cụ thể, chẳng hạn như thời gian nấu và thông tin dinh dưỡng cho công thức nấu ăn. Tuy nhiên có một điều cần nhớ đó là việc sử dụng schema đòi hỏi đúng một số kỹ năng phụ. Và hai lựa chọn chính chúng tôi khuyên bạn nên làm đó là: Sử dụng một plugin Nếu website của bạn được xây dựng trên WordPress, cách dễ nhất để bạn có thể tạo Schema là một plugin như plugin Schema Creator của Raven. Sử dụng Schema generator của Google Cách phổ biến hơn đó là sử dụng công cụ này - bạn có thể gán thuộc tính Schema cụ thể cho các văn bản mà bạn làm nổi bật trên trang. Khi tạo Schema markup xong, bạn có thể xem trước snippets của bạn bằng cách copy và paste source code của bạn vào Structured Data Testing Tool của Google. Cách để kiểm tra Khi bạn chạy audit trang của bạn trong WebSite Auditor, bạn có thể xem trang này. 4. Breadcrumbs Breadcrumbs một menu đơn giản của các liên kết interal nằm trên cùng của trang để chỉ ra vị trí hiện tại của người dùng trong hệ thống của trang web. Đầu tiên, nó cho phép người dùng nhanh chóng điều hướng trang web. Thứ hai, breadcrumbs giúp bạn giải thích cho công cụ tìm kiếm trang web của bạn. Và thứ 3, Google đang sử dụng breadcrumbs trong kết quả tìm kiếm của họ. Để giúp công cụ tìm kiếm xác định hệ thống phân cấp đường dẫn của bạn, bạn có thể sử dụng data markup có cấu trúc để gắn các thành phần khác nhau tạo ra các menu breadcrumbs của bạn. Cách để kiểm tra Để có được một cái nhìn tổng quát về cấu trúc trang web hiện tại của bạn và có được một ý tưởng tốt hơn về cách để sắp xếp breadcrumbs trên trang web của bạn, trong module Pages của WebSite Auditor, click chuột phải vào header của bất kỳ cột nào để chuyển sang chế độ chỉnh sửa workspace và chọn Group theo tùy chọn trang: Bằng cách này bạn sẽ nhận được một danh sách các trang hiển thị theo cấu trúc cây phân cấp: 5. Tìm kiếm internal trên trang web Tìm kiếm interal cho phép khách truy cập tìm kiếm các nội dung mà họ cần trong trang web của bạn. Và nếu trang web của bạn có hơn 20 trang thì cần có một hộp tìm kiếm để khách truy cập có thể tìm kiếm một cách nhanh chóng. Tìm kiếm trang web có thể được tích hợp với Google Analytics, làm cho nó dễ dàng để xem các truy vấn tìm kiếm mà người dùng đang nhập vào thanh tìm kiếm của bạn. Bạn có thể làm theo các bước sau để liên kết tìm kiếm trang web của bạn đến báo cáo Google Analytics. Giảm tỷ lệ thoát Khách truy cập đến trang web của bạn từ Google và nếu họ không tìm thấy nội dung đáp ứng nhu cầu của họ, họ sẽ nhanh chóng quay trở lại màn hình tìm kiếm Google. Điều đó có nghĩa là nó sẽ nói với công cụ tìm kiếm rằng trang của bạn không phải là xếp hạng tốt nhất cho truy vấn đó. Nếu trang web của bạn dễ dàng tìm thấy những thông tin mong muốn với chỉ một chút nỗ lực, ngay lập tức bạn sẽ tạo cơ hội để Google để mắt đến trang web của bạn. Tùy chọn tìm kiếm interal là một cách tuyệt vời để thực hiện điều này. Tìm từ khóa SEO mới và ý tưởng để sản xuất nội dung Rất có thể người dùng đang nhập các truy vấn tương tự vào thanh tìm kiếm của trang web khi họ vào Google và các công cụ tìm kiếm khác. Và cũng có khả năng trong khi khai thác thông qua các truy vấn này, bạn sẽ tìm thấy các từ khóa mới mà bạn sẽ muốn nhắm mục tiêu. Do đó, các truy vấn tìm kiếm interal cung cấp cái nhìn sâu sắc vào cách người dùng tìm kiếm nội dung hiện tại của bạn và cho bạn thấy nội dung họ mong đợi và hy vọng sẽ tìm thấy trên trang web của bạn. Bằng cách đào sâu vào dữ liệu này, bạn có thể tìm thấy nội dung bạn đang mất tích trên trang web của bạn. 6. Tối ưu hóa headings (H1-H6) Nhóm thẻ HTML (H1-H6) được sử dụng để cô lập từng phần nội dung của bạn và hiển thị nó như là một hệ thống phân cấp trên toàn bộ trang. Thẻ headings là một tín hiệu mạnh mẽ liên quan đến công cụ tìm kiếm, vì vậy nó là một ý tưởng tốt để bao gồm các từ khóa của bạn trong đó. Thẻ H1 là tiêu đề chính của trang và đến nay là quan trọng nhất. Vì vậy, đầu tiên, bạn cần phải chắc chắn rằng bạn có một thẻ H1 trên trang của bạn. Thứ 2, bạn chỉ sử dụng duy nhất một thẻ H1 tại đó. Và thứ 3, bạn có một trong các từ khóa mục tiêu ở đó. Các thẻ H2-H6 có nghĩa vụ để tách các phần trực thuộc nội dung của bạn. Và bạn có thể sử dụng nhiều trên trang của bạn vì nó là cần thiết bởi kích thước của trang và cấu trúc nội dung của bạn. Hãy nhớ rằng các thẻ tiêu đề phải được đặt theo hệ thống phân cấp (H1 đến H6) - bạn không nên phá vỡ cấu trúc bằng cách sử dụng H1 và sau đó nhảy đến H3. Cách để kiểm tra Đối với mỗi trang bạn phân tích, WebSite Auditor sẽ cung cấp cho bạn những lời khuyên thích hợp để thực hiện việc tối ưu hóa thẻ headings. Sau đó bạn có thể chỉnh sửa từng thẻ trong Content Editor của phần mềm để phù hợp với thực tiễn. 7. Từ khóa trong nội dung chính Như đã đề cập ở trên, Google cung cấp trọng số vào các từ trong thẻ headings của bạn, tuy nhiên nó cũng quan trọng để nội dung chính của bạn được tối ưu. Đặt từ khóa trong 100-150 từ đầu tiên của bài viết Đây là một cái gì đó mà bạn có thể làm một cách tự nhiên. Nhưng rất nhiều người bắt đầu bài viết của mình với một từ khóa dài và sử dụng từ khóa của họ cho lần đầu tiên ở giữa bài viết. Sẽ là rất tốt nếu bạn đặt từ khóa của bạn ở đâu đó trong 100 từ đầu tiên. Điều đó sẽ giúp Google hiểu trang của bạn đang nói về điều gì. Sử dụng tất cả các từ đồng nghĩa và các từ có liên quan Bạn còn nhớ bản cập nhật thuật toán Hummingbird? Bản cập nhật này đã thay đổi các các trang được tối ưu hóa với SEO - bây giờ chúng ta không còn thời kỳ tối ưu hóa với một từ khóa mà bạn cần phải làm việc để làm cho các trang của bạn có liên quan với cả một nhóm các từ đồng nghĩa và các thuật ngữ có liên quan. Vì vậy, việc thêm tất cả các loại của các từ khóa liên quan sẽ giúp bạn cải thiện thứ hạng trang của bạn và tránh các vấn đề nhồi nhét từ khóa. Cách để kiểm tra Để tránh vấn đề nhồi nhét từ khóa, bạn cũng cần phải biết bao nhiêu từ khóa là đủ trên một trang? Và một trong những cách để kiểm tra điều này bằng cách nhìn vào đối thủ cạnh tranh đang được xếp hạng top đầu. Bạn có thể làm với WebSite Auditor - trong tab Page Audit, bạn sẽ thấy các số liệu thống kê sử dụng từ khóa trung bình của đối thủ cạnh tranh top đầu của bạn và nơi mà trang web của bạn đang tụt lại phía sau. Chuyển sang module Content Editor, bạn có thể thêm hoặc loại bỏ các từ khóa phụ và xem số liệu thống kê khi bạn nhập. 8. Chiều dài nội dung Có một số nghiên cứu SEO cho thấy rằng nội dung dài hơn thường xếp hạng cao. Vì vậy, như một quy luật nội dung của bạn phải chứa ít nhất 2000 từ và phải nhắm mục tiêu vào các từ khóa cạnh tranh. Tuy nhiên điều quan trọng là phải hiểu rằng "chiều dài nội dung lý tưởng" có thể thay đổi rất nhiều. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên nhìn vào các trang đã được xếp hạng tốt cho các từ khóa mà bạn đang nhắm mục tiêu. Cách để kiểm tra Trong module Content Analysis của WebSite Auditor, hãy nhìn vào số từ trong phần thân nội dung. Khi phân tích trang web của bạn, phần mềm cũng nhìn vào 10 trang đầu được xếp hạng cho các từ khóa mà bạn chỉ định và xác định một số từ tối ưu cho nội dung trang của bạn dựa trên dữ liệu này. Nếu nội dung của trang nằm trong phạm vi này, bạn sẽ thấy một dấu hiệu màu xanh bên cạnh yếu tố này. 9. Multimedia Văn bản là lựa chọn duy nhất tính đến thời điểm này. Đưa các hình ảnh, video và lược đồ vào trang của bạn để cải thiện trải nghiệm người dùng và giảm tỷ lệ thoát, tăng thời gian trên trang web. Tuy nhiên, bên cạnh việc tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, bạn có thể sử dụng các yếu tố lợi ích cho SEO. Ví dụ, hình ảnh tối ưu hóa đúng cách là một cách thông báo cho công cụ tìm kiếm biết được trang web của bạn đang nói về vấn đề gì. Tối ưu hóa thẻ Alt và title hình ảnh của bạn Thẻ alt được sử dụng bởi các công cụ tìm kiếm để nói cho chúng biết và mỗi hình ảnh trên trang của bạn phải có một alt text. Thuộc tính title được hiển thị như một tooltip khi bạn di chuột qua. Mặc dù thuộc tính tiêu đề là không cần thiết, bạn vẫn có thể xem xét sử dụng nó trên các trang của bạn. Hãy xem xét việc thêm một video transcript Hãy xem xét đến việc đặt thêm một video transcript bởi đó như là việc bạn bổ sung thêm nội dung về trang. Cách để kiểm tra Trong Content Analysis của WebSite Auditor, kiểm tra phần hình ảnh để xem có hình ảnh nào thiếu alt text và từ khóa của bạn được sử dụng thường xuyên hay không. 10. Nội dung "above the fold" Thuật ngữ "above the fold" bước đầu đã được thừa hưởng từ các biên tập viên , những người bận rộn với công việc nội dung của họ để nó trông thật hoàn hảo trên bài viết của họ. Tương tự như vậy, các nhà thiết kế trang web và copywriter đã luôn luôn muốn nội dung của họ thật sự bắt mắt và hấp dẫn, nó sẽ đủ để người đọc có thể tiếp tục đọc mà không cần phải di chuyển. Tuy nhiên, sau bản cập nhật page layout của Google, nội dung above-the-fold trở thành một khái niệm SEO tốt - công cụ tìm kiếm bắt đầu xử phạt các trang web với rất nhiều quảng cáo trên nếp gấp. Do vậy, hiển thị quảng cáo có thể là một mô hình doanh thu cần thiết cho trang web của bạn nhưng quá nhiều quảng cáo có thể có một tác động tiêu cực trên bảng xếp hạng tìm kiếm. 11. Liên kết external Các liên kết outbound tới các trang có liên quan là một tín hiệu thích hợp giúp Google tìm ra chủ đề của trang. Nó cũng cho Google thấy rằng trang của bạn là một trung tâm thông tin chất lượng. Một nguyên tắc tốt cho hầu hết các trang web đó là sẽ liên kết ra 2-4x trên 1000 từ. Tuy nhiên, bạn cần phải ghi nhớ rằng các trang web bạn liên kết ra phải phản ánh về bạn. Cách để kiểm tra Tương tự như với tất cả mọi thứ trong SEO, nếu có quá nhiều các liên kết ra ngoài sẽ không phải là một ý tưởng tốt bởi đó như là một dấu hiệu của một trang web chất lượng thấp hoặc một trang bán liên kết, có thể gửi tín hiệu sai đến công cụ tìm kiếm. Trong Content Analysis của WebSite Auditor, đi đến module Page Audit, nhìn vào số lượng các liên kết trên các yếu tố trang. Phần mềm này sẽ báo cho ban biết nếu bạn có quá nhiều liên kết đi ra cũng như cung cấp cho bạn danh sách chính xác của những liên kết ra. 12. Các nút chia sẻ xã hội Tín hiệu xã hội có thể không đóng một vai trò trực tiếp trong bảng xếp hạng trang web của bạn. Nhưng các chia sẻ xã hội tạo ra nhiều tương tác cho nội dung của bạn. Vì vậy, đừng ngại đặt các nút chia sẽ xã hội nổi bật trên trang web của bạn. Trên thực tế, một nghiên cứu của BrightEdge cho thấy nút chia sẻ xã hội được nổi bật có thể làm tăng sự chia sẽ xã hội lên đến 700%. Chiến lược cho các nút chia sẻ xã hội Mặc dù các nút chia sẻ xã hội là một cách tuyệt vời để tạo ra lưu lượng truy cập giới thiệu nhưng chúng cũng có thể làm chậm thời gian tải trang của bạn. Vì vậy, hãy cố gắng sử dụng các nút chia sẻ xã hội sao cho đúng cách trên trang web của bạn. Cách để kiểm tra Khi phân tích trang web của bạn, Website Auditor còn thu thập những số liệu thống kê phương tiện truyền thông xã hội cho mỗi trang web của bạn, do đó nó cho phép bạn phân tích trên những trang có chứa nút chia sẻ xã hội không mang lại giá trị và có thể được gỡ bỏ một cách an toàn. Chỉ cần chuyển đến Popularity trong tab social media trong module Pages và cập nhật dữ liệu truyền thông xã hội cho các trang của bạn: Sau đó bạn sẽ nhìn thấy số lượng chia sẻ xã hội của mỗi trang. 13. Mobile friendly Với hơn một nửa tìm kiếm Google đến từ các thiết bị di động, Google ngày càng tập trung vào việc cải thiện kết quả tìm kiếm di động. Nếu trang web của bạn không mobile friendly, nó có khả năng bị loại bỏ khỏi kết quả tìm kiếm di động hoàn toàn. Thiết kế Responsive có lẽ là giải pháp đơn giản nhất và được sử dụng rộng rãi nhất để mobile friendly — và đó là một trong những cách Google khuyến cáo. Nếu bạn sử dụng WordPress (hoặc CMS), việc lựa chọn một template responsive cho trang web của bạn là rất tốt. Cách để kiểm tra Nếu trang của bạn là mobile friendly, bạn cần đảm bảo chắc chắn rằng không có chuyện gì xảy ra với nó. Để kiểm tra điều này, bạn đi đến Content Analysis -> Page Audit trong WebSite Auditor. Xác định vị trí trang tiện dụng (Mobile) vào danh sách các yếu tố on-page ở bên trái. Click vào Mobile friendly sẽ cho bạn thấy trang web của bạn sẽ như thế nào trên các thiết bị di động. Các yếu tố trong phần Page usability (Mobile) là các tính năng chính xác của Google tin rằng các trang mobile-friendly cần phải có. 14. Tốc độ trang Tốc độ trang đề cập đến số lượng thời gian một trang cần phải được nạp hoàn toàn. Tốc độ trang phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, từ máy chủ đến thiết kế và có thể được tối ưu hóa. Tốc độ trang là một vấn đề với Google Google đã chính thức xác nhận rằng nó sử dụng tốc độ trang trong thuật toán xếp hạng của nó. Tốc độ trang có thể ảnh hưởng gián tiếp đến SEO. Điều này có thể ảnh hưởng đến chỉ số index trên trang web của bạn. Tốc độ trang là quan trọng với khách truy cập Tốc độ trang là quan trọng với Google và cho thứ hạng của bạn, nó cũng không ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng của bạn. Nghiên cứu cho thấy nếu thời gian tải trang mất hơn 1 giây, nó có thể dẫn đến việc giảm 7% tỷ lệ chuyển đổi. Google mong muốn tốc độ tải trang của bạn phải là 2 giây hoặc ít hơn. Cách để kiểm tra Trong module Content Analysis của WebSite Auditor, hãy nhìn vào yếu tố Page speed (Desktop) ở bên trái. Dưới phần này, bạn sẽ thấy danh sách chính xác các yếu tố tốc độ liên quan của Google khi tìm kiếm trang web của bạn. Bạn muốn tập trung vào yếu tố nào dưới phần tốc độ trang mà có một lỗi hoặc cảnh báo trạng thái. Nhấp vào bất kỳ của các yếu tố bạn muốn cải thiện. Nếu có hình ảnh nào đó không được nén trên trang của bạn, chuyển đến tab Recommendation với một phiên bản nén được tạo sẵn cho hình ảnh và JS/CSS của bạn. Follow các liên kết để tải chúng lên trang web của bạn ngay lập tức. Đó là những điều quan trọng nhất để xem xét các yếu tố SEO on-page cho trang của bạn. Nếu bạn làm tất cả những điều trên, bạn sẽ có một nền tảng vững chắc cho những nỗ lực SEO off-page trong tương lai của bạn. Nguồn Mã: thegioiseo.com