Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Hướng dẫn sử dụng đèn LED LED (viết tắt của Light Emitting Diode, có nghĩa là điốt phát quang) là các điốt có khả năng phát ra ánh sáng hay tia hồng ngoại, tử ngoại. Cũng giống như điốt, LED được cấu tạo từ một khối bán dẫn loại p ghép với một khối bán dẫn loại n. Sử dụng: Đầu tiên phải hiểu led thực chất là 1 diode nên nó là 1 linh kiện bị phân cực. Thông thường thì dòng điện chỉ đi từ Anode (đầu +) đến Catode (GND hay đầu -). Khi có dòng phân cực thuận đi qua, LED sẽ hoạt động (phát sáng hoặc thu phát …) Vậy khi chúng ta cầm 1 con LED lên, làm sao phân biệt được? Có thể dùng VOM thử, nhưng mà bạn hãy để ý, 2 chân của LED có độ dài khác nhau, chân dài đó là đầu +, còn lại là đầu - (điều này tương tự như tụ điện). Còn 1 cách phân biệt nữa, bạn hãy cầm LED và nhìn từ trên xuống, hãy để ý 1 bên là 1 lát cắt phẳng. Và khi nhìn chính diện, sẽ thấy 2 bên của LED khác nhau. Còn LED dán thì sao nhỉ, mấy con LED này bạn sẽ thấy khi gỡ bàn phím điện thoại ra, nhỏ xíu nhưng cường độ sáng mạnh. Bạn sẽ rất dễ nhận ra ki xem hình sau, hãy so sánh và kiểm tra được chân +, chân - Chọn trở: Bạn cần mắc nối tiếp R để hạn dòng điện qua LED. Dòng điện sẽ quyết định cường độ sáng của LED, có nghĩa là bạn tăng dòng lên thì con LED sẽ sáng mạnh hơn, nhưng thông thường là từ 10 đến 20mA. Khi có dòng chạy qua, thì điện áp rơi trên LED ở khoảng 1,6V. Vì vậy lắp thêm R để điều khiển dòng - điều chỉnh độ sáng theo mong muốn. Kho đọc datasheet của LED, bạn sẽ gặp 2 hình sau: Hãy nhìn vào hình bên phải, bạn sẽ tính toán được dòng điện bao nhiêu so với cường độ sáng yêu cầu. VD: chọn LED sáng trung bình (luminous intensity= 1.0) sẽ ra dòng điện cần qua LED là 20mA. Sau đó lại tra trong hình bên trái, sẽ ra điện áp đặt vào là khoảng 1.85V. Cần biết là điện áp rơi trên LED không chỉ liên quan đến dòng điện qua, mà còn ảnh hưởng đến từng màu sắc và nhiệt độ của LED (do chất hóa học tạo ra các LED khác nhau). Đây là thông số cho bạn chọn khi sử dụng LED: Màu Điện áp Infrared 1.6 V Red 1.8 V to 2.1 V Orange 2.2 V Yellow 2.4 V Green 2.6 V Blue 3.0 V to 3.5 V White 3.0 V to 3.5 V Ultraviolet 3.5 V Khi xác định được dòng và điện áp đặt trên LED rồi, bạn hãy quan tâm đến áp nguồn cung cấp. VD: Nguồn cung cấp là 6V ổn định. Thì bạn sẽ có công thức để tính ra giá trị R (6V - 1.85V) / .02A = 207.5 ohms PWM và LED: Nếu bạn đã sử dụng kỹ thuật PWM trên LED thì sẽ để ý rằng, % độ sáng sẽ không hiển thị tuyến tính tương xứng với % PWM. VD: 20% PWM sẽ cho ra 80% độ sáng, nhưng 40% PWM sẽ lại cho 95% cường độ sáng. Thực ra nó gần hư tuyến tính, nhưng bởi vì mắt của bạn đang đánh lừa chính bạn đấy. Nếu bạn muốn PWM làm tuyến tính hiển thị LED, bạn hãy sử dụng hàm mũ so khớp (an exponential matching equation) , khoảng x^2.5. Tìm hiểu thêm về vấn đề này. Độ nhạy của mắt sẽ thay đổi với từng sóng có bước sóng khác nhau. Vì vậy sự so khớp ở trên sẽ thay đổi tùy vào mỗi màu . Xem chi tiết sản phẩm : den led, led quang cao giá tốt nhất Vài điều cần quan tâm: Có một số điều nhỏ bạn cần quan tâm khi đọc datasheet của LED. - Đầu tiên là góc nhìn. Góc rộng thì có nghĩa ánh sáng của LED sẽ không lam truyền được xa, nhưng sẽ trải rộng xung quanh LED nhiều hơn. VD: đèn chớp nháy thì có góc nhìn rộng. Tuy nhiên một góc nhìn hẹp thì ánh sáng của LED sẽ tập trung hơn, mảnh hơn. VD: laser. Thông thường thì datasheet chỉ cho bạn biết số góc đó thôi, nhưng một số thì lại đưa thêm chi tiết về ánh sáng phân bố theo từng góc. - Và tất nhiên, trong bảng bước sóng, bạn sẽ biết được giá trị đỉnh của LED khi mà nó sáng nhất. Điều này thật tiện lợi khi bạn dùng LED để làm bộ cảm biến màu sắc. Công dụng: Người ta dùng LED dùng làm hiển thị, báo hiệu, cảm biến … tùy theo tính chất của LED đó. VD: LED dùng trong quảng cáo, trong môn Vi xử lý có đề bài khá hay là làm bảng quang báo, led matrix , là 1 dạng của nó. Ngoài ra thì còn có 2 loại: LED tube và LED cube, 2 dạng “đỉnh cao” của việc áp dụng LED (mấy cái này bọn Trung Quốc làm gớm lắm )