Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Trọn bộ video hướng dẫn học lập trình Java từ cơ bản tới nâng cao sẽ giúp ích cho các bạn mới học lập trình hướng đối tượng hoặc mới có kiến thức cơ bản Java được dân lập trình đánh giá là một ngôn ngữ khó! Nếu như bạn đã học lập trình Java thì việc học các ngôn ngữ khác sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Tuy nhiên việc học ngôn ngữ lập trình Java không hề khó nếu như bạn hiểu được bản thân mình đang “mắc kẹt’ ở điểm nào! Trong cộng đồng lập trình, Java là một ngôn ngữ quen thuộc với các developer. Với việc có lợi thế “viết một lần chạy mọi nơi”- Java có thể chỉ cần lập trình 1 lần mà chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau Window, linux..., cùng với việc liên tiếp cải tiến tốc độ biên dịch chương trình, để từng bước thu hẹp khoảng cách về thời gian biên dịch với các ngôn ngữ C, C++, … Java đã thực sự thể hiện vai trò quan trọng của mình trong giới chuyên môn. Sức mạnh của Java thể hiện qua những con số mà Sun Microsystems đưa ra: ước tính hiện nay có hàng triệu máy tính (PC), ĐTDĐ cài đặt trên nền công nghệ Java, hàng trăm triệu SIM, card ứng dụng Java, cộng đồng thành viên Java trên toàn thế giới lên đến hàng tỉ người, Java chiếm 8/10 ứng dụng công nghệ không dây... Cụ thể, với một sự hiểu biết tinh thông về Java, bạn hoàn toàn có thể kiếm được thật nhiều tiền từ việc xây dựng các ứng dụng hoặc game trên hệ điều hành Android – một hệ điều hành đang thực sự gây trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam với việc chiếm hầu hết số lượng người sử dụng trên toàn cầu. Trên thực tế nếu bạn cảm thấy học lập trình Java cơ bản tới nâng cao khó thì có thể bạn rơi vào 3 trường hợp sau: 1. Trường hợp 1 Đây là trường hợp phổ biến nhất. Bạn cảm thấy Java khó là khi chưa học bất cứ ngôn ngữ lập trình nào, bạn tiếp cận Java bằng cách tự học trên internet, học không bài bản… Bởi vì Java là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng bậc cao (bậc 4) do vậy việc cần phải từng bước một khi học Java hiểu khái niệm đối tượng, thực thể, hành vi, thuộc tính,...rồi sau đó mới đến các bước như các khái niệm kế thừa, học khai báo, sử dụng cú pháp,.... 2. Trường hợp 2 Bạn đã từng học một ngôn ngữ lập trình, đây cũng là ưu điểm mà cũng là nhược điểm cho bạn. Ưu điểm: bạn có thể vận dụng hiểu biết của mình ở ngôn ngữ trước và chuyển đổi nó sang Java (bởi vì hầu hết các ngôn ngữ đều có tư duy logic tương đồng, có khác chỉ là khác cú pháp, hàm và cách xử lý). Nhược điểm: đó chính là những cú pháp, khai báo, kiểu biến, cách thức biên dịch và thực thi mã nguồn không hoàn toàn giống với ngôn ngữ cũ khiến bạn dễ nhầm lẫn. Vì thế hãy tạm quên đi những cú pháp, khai báo cũ và tập trung học cái mới. 3. Trường hợp 3 Bạn chọn nguồn học không đúng. Không ít bạn đã tận dụng nguồn tài nguyên của Google, Youtube và một số cuốn sách với các tựa đề vô cùng hấp dẫn như "học Java trong 10 buổi", "Java đơn giản", "Thành tạo Java trong 8 giờ"... nhưng với sự hướng dẫn chưa bài bản đó vẫn không đủ để giúp cho bạn sử dụng thành thạo ngôn ngữ Java. Hay có những cuốn sách nếu là dành cho người bắt đầu thì chắc chắn sẽ chẳng biết bắt đầu từ đâu. Bởi vậy, học lập trình Java khó hay dễ là phụ thuộc vào cách bạn tiếp cận với ngôn ngữ đó như thế nào. Dù cho bạn lập trình bằng ngôn ngữ gì thì cũng đòi hỏi phải có tư duy thuật toán, lập trình, tính toán cao, được đào tạo một cách bài bản nhất. Trọn bộ video hướng dẫn học lập trình Java từ cơ bản tới nâng cao tại Stanford chia sẻ sẽ giúp ích cho các bạn mới học lập trình hướng đối tượng hay các bạn mới chỉ có kiến thức lập trình cơ bản. Các bạn có thể vừa xem và vừa thực hành ngay. Link video: ----- STANFORD – ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ Hotline: 0936 172 315 - 024. 6275 2212