Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Biên tập: Blog' Dich vu SEO Bien HoaAlbum mới ra mắt của công chúa nhạc đồng quê Taylor Swift – “1989” đã bán được hơn 1 triệu bản ngay trong tuần đầu tiên ra mắt. Con số này nhiều hơn bất kỳ album nào khác của cô trong 12 năm, khiến cho Taylor Swift là ca sĩ đầu tiên cũng là duy nhất bán có 3 album bán được hơn 1 triệu bản chỉ trong vòng 1 tuần. Con số đó chứng tỏ giọng ca của Taylor Swift được nhiều người yêu thích. Nhưng con số đó cũng là minh chứng về sự am hiểu của Taylor Swift về marketing mạng xã hội. Trên Twitter, Facebook, Youtube và Instagram, Taylor Swift có tổng số hơn 140 triệu lượt người theo dõi. Bạn có biết Taylor Swift đã tận dụng các kênh mạng xã hội để quảng bá thương hiệu của chính mình như thế nào? Dưới đây là những bài học về marketing mạng xã hội mà bạn có thể học hỏi từ cô ca sĩ trẻ sinh năm 1989, còn được biết đến với cái tên mới - “nữ hoàng” mạng xã hội này: 1. Hiểu rõ về thương hiệu của mình Khởi đầu sự nghiệp là một cô ca sĩ nhạc đồng quê, Taylor Swift, trong năm vừa qua, đã có một bước ngoặt vô cùng lớn trong sự nghiệp ca hát với cú “lột xác” hoàn toàn trong album mới ra mắt “1989”. Album “1989” chính là tuyên ngôn của Taylor Swift với định hướng rõ ràng khi tập trung vào thể loại Pop điện tử, đánh dấu bước trưởng thành hơn, sự chuyên nghiệp hơn của cô. Việc “đoạn tuyệt” với nhạc đồng quê, tất nhiên, là một bước đi hết sức liều lĩnh của Taylor Swift. Việc từ bỏ phong cách đã đưa mình đến đỉnh cao sự nghiệp là một con dao hai lưỡi với bất kỳ nghệ sĩ nào. Và Taylor Swift không phải không nhìn thấy nửa phần trăm thất bại mà cô phải đối mặt, khi những người hâm mộ cô với dòng nhạc đồng quê có thể sẽ có cảm giác rằng cô đang bỏ lại sự ủng hộ của họ. Nhưng Taylor Swift vẫn hết sức kiên định, tiếp tục theo đuổi đam mê của mình. “1989” là một hành trình theo đuổi niềm vui thuần khiết, khiến người nghe phải ngỡ ngàng bởi chính sự đơn giản đến không ngờ. Tiếp tục hát về những trải nghiệm cá nhân, album mới của Taylor Swift hội tụ mọi thứ mà một người hâm mộ trẻ mong mỏi, từ những bản tình ca tha thiết đến các ca khúc vui nhộn có thể khiến người nghe vui vẻ nhảy nhót cả ngày. Hãy giống như Taylor Swift: Là một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng, bạn hãy dành thời gian tìm hiểu khách hàng của mình, lắng nghe tiếng nói của từng khách hàng và bạn sẽ biết được đâu là cách tốt nhất bạn có thể kể câu chuyện về sản phẩm, dịch vụ của mình theo cách họ muốn, từ đó chiếm lĩnh được cảm tình và sự trung thành của họ. Khi bạn đưa ra một quyết định thay đổi hay làm mới sản phẩm hoặc thương hiệu, thay vì lo lắng những khách hàng sẵn có không ủng hộ và quay lưng lại với bạn, hãy tìm hiểu đâu là cách tốt nhất để giới thiệu sự thay đổi đó với khách hàng, khiến họ chấp nhận và yêu mến sự mới mẻ của bạn. 2. Không phải lúc nào cũng chỉ nói về mình Taylor Swift hiểu rằng những khán giả của cô đang lớn lên trong một xã hội “chia sẻ” – một xã hội mà thậm chí một người có thể có tài khoản Facebook hay Twitter ngay từ khi mới được sinh ra. Trang Twiter của Taylor Swift đầy ắp những chia sẻ về các nghệ sĩ trẻ “cover” lại các bài hát của Taylor Swift, hay các video đám cưới đã sử dụng các ca khúc của cô và cả các đoạn video về cuộc sống đời thường của các fan hâm mộ cô. Trên Instagram, Taylor Swift cũng là người hoạt động hết sức tích cực, cô liên tục nhận xét và trả lời các đăng tải của các fan hâm mộ. Vào Giáng sinh vừa qua, Taylor Swift thậm chí đã tìm kiếm những khán giả may mắn và gửi quà đến tận tay họ. Hãy giống như Taylor Swift: Đừng kiến khán giả phát chán vì những đăng tải chỉ xoay quanh bạn, hãy khám phá những đề tài mới, những khía cạnh liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của bạn và khiến khán giả đôi khi bị bất ngờ bởi những gì bạn chia sẻ. Điều này sẽ khiến họ nhớ đến bạn nhiều hơn và muốn theo dõi tài khoản của bạn. 3. Đối xử với người hâm mộ như những người bạn Khi các thương hiệu và người nổi tiếng hiểu được tính cách, văn hóa cộng đồng và những gì cộng đồng đang quan tâm, những chia sẻ của họ sẽ khiến khán giả có cảm giác gần gũi, đời thường và sẽ có hiệu quả cao hơn. Tác giả Lindsey Weber của Vulture.com đã viết “Taylor Swift hiểu về cộng đồng và không ngại ngần tiếp xúc với mọi người, cũng như cô ấy yêu thích việc tiếp xúc với khán giả và chia sẻ công việc của mình trên mạng xã hội”. Liệu Taylor Swift có phải là người hết sức khôn ngoan khi tận dụng mạng xã hội, hay đơn giản cô ấy là một người cởi mở? Dù câu trả lời như thế nào thì Taylor Swift cũng hiểu rằng nếu như cô đối xử tốt với những người hâm mộ, họ cũng sẽ đáp lại tình cảm đó của cô. Chẳng hạn, trên Tumblr, mạng xã hội Taylor Swift có nhiều người theo dõi nhất, Taylor Swift đã không ngần ngại chia sẻ những điều kỳ cục hoặc những giây phút lố bịch của mình, khiến cho những người hâm mộ có thể chế những bức ảnh vui vẻ về cô. Sự thẳng thắn và cởi mở này của Taylor Swift có thể khiến cô bị những kẻ xấu trên mạng hoặc những người không ủng hộ cô tận dụng đó làm điểu yếu, tuy vậy, cô thẳng thắn tiếp nhận dù là những chỉ trích. Điều này càng khiến cho Taylor Swift nổi tiếng hơn. Hãy giống như Taylor Swift: Hãy coi những khách hàng của bạn như những người bạn, và đối xử với họ như thể họ là những người bạn thực sự. Hãy khám phá họ yêu gì, ghét gì, từ đó, bạn có thể có được sự tương tác thân thiện gần gũi và hấp dẫn họ hơn rất nhiều. 4. Lựa chọn mạng xã hội phù hợp Người dùng trên Twitter khác người dùng trên Tumblr, và tất nhiên, khác với người dùng trên Facebook. Với mỗi mạng xã hội, Taylor Swift tìm ra cách thức mới và khác biệt để gắn kết với người hâm mộ. Cô đã rất khôn ngoan khi tận dụng mạng xã hội để chia sẻ những câu chuyện về cuộc sống của các fan và của cô giống nhau như thế nào, từ đó, duy trì đế chế mạng xã hội của mình cũng như tăng nguồn thu cho tài khoản ngân hàng của mình. Cô ca sĩ sinh năm 1989 này cũng hiểu rất rõ rằng, không hẳn một mạng xã hội đang nổi có nghĩa rằng mạng xã hội đó phù hợp với bạn. Quyết định gỡ bỏ toàn bộ hồ sơ của mình trên mạng âm nhạc trực tuyến Spotify của cô đã gây rất nhiều tranh cãi. Nhưng thực chất, đó lại là một quyết định khôn ngoan xét về khía cạnh kinh doanh. Bởi nếu như cô không làm như vậy, thay vì mua album “1989” của Taylor Swift, người dùng có thể nghe nhạc trực tuyến trên Spotify, thậm chí, tải nhạc trái quy định. Con số hơn 1 triệu bản được bán ra chỉ trong 1 tuần chứng tỏ một quyết định không thể đúng đắn hơn của Taylor Swift. Hãy giống như Taylor Swift: Khi thương hiệu của bạn lựa chọn một nền tảng mạng xã hội để chia sẻ nội dung của mình, hãy nghĩ xem khán giả hay khách hàng tiềm năng của bạn ở đâu. Đừng đơn thuần lập một tài khoản mạng xã hội và chờ đợi điều kỳ diệu xảy ra, cũng như ngó nghiêng xem đối thủ của mình đang dùng mạng xã hội gì và vội vàng nhảy bổ vào mạng xã hội đó. 5. Nắm bắt xu hướng của giới trẻ Mới đây, Grammy đã tận dụng tài khoản Twitter của họ để “giả vờ” để lộ danh sách các đề cử Grammy. Reed Hastings, CEO của Netflix, cũng đã sử dụng Facebook để tiết lộ thông tin của công ty khiến cho cổ phiếu của Netflix tăng vọt. Taylor Swift đã sử dụng thủ thuật tương tự khi cô dùng Instagram để tiết lộ với những người hâm mộ về album mới tung ra của mình vào hồi tháng 8 năm ngoái. Chiến thuật này rất hiệu quả cho các thương hiệu và những người nổi tiếng, bởi nó tạo ra lý do cho khán giả theo dõi và chờ đợi họ. Thương hiệu của bạn có thể không có hàng triệu người theo dõi, nhưng những khán giả, một khi đã nhấn nút theo dõi (follow) thương hiệu của bạn, là vì họ quan tâm đến bạn, và chờ đợi xem có điều gì mới sẽ xảy ra. Hãy giống như Taylor Swift: Hãy theo dõi các kênh truyền thông mỗi ngày để biết được điều gì đang xảy ra ngoài thế giới và bạn có thể đưa sản phẩm của mình là một phần của những câu chuyện đang nổi này. Hãy tận dụng chúng để đưa cho khán giả thêm lý do để họ quan tâm đến bạn bằng cách phát tán những thông tin về những sự kiện lớn, việc ra mắt sản phẩm mới hay những câu chuyện đặc biệt trên mạng xã hội. 6. Tự quản trị trang mạng xã hội của mình Taylor swift đã rất nhiều lần tận dụng các cơ hội để tiết lộ rằng mình không hề có một đội ngũ marketing nào quản trị sự hiện diện của cô trên các mạng xã hội. Swift tự quản trị và không ngại ngần nói ra những điều mình không biết. Khi cô mới gia nhập Tumblr, cô đã liệt kê những câu hỏi cô muốn những người hâm mộ giúp mình hiểu rõ nền tảng này hơn. Điều ấn tượng hơn là, cô luôn tận dụng mọi cơ hội để đến gần hơn những người ngưỡng mộ mình. Thậm chí Taylor Swift còn tự tay chọn ra những người hâm mộ đặc biệt và tặng cho họ những quyền lợi đặc biệt, như được xem và nghe trước những album của cô hoặc có cơ hội hẹn hò với cô ngoài đời. Hãy giống như Taylor Swift: Khi tương tác với khách hàng hoặc những người hâm mộ, hãy để giọng điệu thương hiệu của bạn toả sáng. Điều quan trọng nhất, luôn tìm ra cách để ‘thưởng” khách hàng của mình vì lòng trung thành của họ; dù là dưới bất kỳ hình thức nào, như thông tin hoặc nội dung đặc biệt được gửi đích danh đến địa chỉ email khách hàng, hay những vé mời một sự kiện đặc biệt được tổ chức dành riêng cho họ. TRẦN HUYÊN - DNSG (tổng hợp từ báo nước ngoài)
thôi bớt đi , nhỏ này nó nổi tiếng thì fan nó tự tìm đến chứ kinh nghiệm gì, nhỏ này nó post status gì mà tụi fan nó chả like, ghi ... nó cũng like nữa mà