Chia sẻ Haiku - Những Vần Thơ Tinh Tế

Thảo luận trong 'Thơ' bắt đầu bởi Le.Sofl, 12/8/14.

  1. Le.Sofl PageRank 0 Member

    Tham gia ngày:
    29/7/14
    • Haiku - Những Vần Thơ Tinh Tế
    Haiku là 1 thể loại thi ca cổ điển của Nhật bản, thể thơ 3 câu với tiết tấu 5-7-5, câu đầu 5 vần, câu sau 7 vần và câu cuối cùng 5 vần. Thể thơ đặc biệt 17 vần này chỉ có duy nhất ở Nhật Bản. Thơ Haiku mô tả thiên nhiên hoặc tình cảm con người bằng những từ gọi là kigo (quý ngữ) hoặc kidai (quý đề) để gợi 1 thoáng cảm giác. Ngôn ngữ trong thơ haiku thường hay gợi ý hay ẩn chứa 1 thông điệp nào đó thông qua những vần thơ được thể hiện 1 cách nhẹ nhàng và sâu sắc, cô đọng và rất đẹp.
    Trung tâm tiếng Nhật SOFL chia sẻ.
    Các thể thơ chính là haiku (thơ rất ngắn), waka hay tanka (thơ ngắn). Ngoài ra thơ Haiku còn 1 dạng đặc biệt khác là Senryu (đây là thể thơ mang tính chất hài hước và phù phiếm). Có những nguyên tắc rất chặt chẽ trong phép đặt câu. Văn phong trong thơ Haiku rất giản dị nhưng thơ Haiku không dễ làm và cũng không dễ hiểu, vì nội dung trong thơ chứa nhiều những chất huyền ảo rất sâu sắc và phức tạp. Tác giả vĩ đại của thể loại thơ này là Matsuo Basho (1644-1696)
    (Dịch từ Haiku no Fuukei-Thơ Haiku và Thiên Nhiên)
    Đây là 1 bài thơ tiêu biểu của thể thơ Haiku
    Kongoku no
    Tsuyuhitotsubu ya
    Ishi no ue.

    Chỉ là 1 giọt sương
    Nằm trên tảng đá
    Mà không gì huỷ diệt được.
    (Thơ Haiku của thi sĩ Kawabata Bosha)
    Kongoku trong tiếng Nhật có nghĩa là kim cương (kongoku seki-đá kim cương) Trong thuật ngữ của Phật Giáo, kim cương được dùng để chỉ những gì cực kỳ cứng và quý giá. Hơi nước trong không khí đọng lại thành sương, nằm trên lá chỉ trong chốc lát rồi tan biến đi. Trong quan niệm của người Nhật, giọt sương tượng trưng cho những gì mong manh và chóng qua. Trong bài thơ này, 1 giọt sương trông có vẻ trơ trọi, đơn độc và mong manh lại nằm vững chắc trên 1 hòn đá, phản chiếu những tia sáng lấp lánh chẳng khác gì 1 viên kim cương đang chiếu sáng. Sự tương phản giữa 2 sự vật thật là sống động.
    Tiền thân của thể thơ Haiku là haikai. Buổi đầu, thể thơ haikai chỉ thịnh hành tại các thiền viện, thiền tự, các gia đình samurai. Haikai bắt đầu thông dụng từ thời Kokinshu. Haikai là những bài thơ có 5 câu, gồm hai phần: maeku (phần đầu) và stukeku (phần kết). Phần đầu nội dung càng bí hiểm thì phần kết càng phải tường minh, phải bảo đảm sao cho cả ý lẫn lời phải đối nhau nhưng vẫn phải làm rõ ý thơ đầu.
    Abunaku mo ai (em bỗng vừa sợ)
    Medetaku mo ai (em bỗng vừa vui)
    Muko iri-no (đến bên anh)
    Yuube-ni wataru (lao vào màng đêm)
    Hitostubashi (trên súc gỗ tròn trên suối)
    MORITAKE
    Dần dà, thơ haikai được cách tân nên diện mạo khác hẳn. Hình thức cơ bản của thể loại sau này là những bài thơ 3 câu (5-7-5 âm tiết). Đó chính là hình thức thơ haiku.
    kareeda ni (trên cành cây trụi lá)
    karasu no tomaritaru (một con quạ đậu, cô liêu)
    aki no kura (chiều thu)
    MASTUO BASHO
    Một bài rất nổi tiếng của Takahama Kyoshi
    năm cũ
    năm mới
    như thể xuyên thủng nhau
    Bài thơ nói về niềm hoan hỉ của những người nhạy cảm trước sự biến chuyển của thời gian
    heburashete (những viên kẹo hình bông hoa)
    yashinaitate (cứ để cậu bé mút)
    hana-no ame (như trẻ con bú)
    TEITOKU
    "Hana-no ame" là "hạt mưa trên những bông hoa" (ame vừa có nghĩa là mưa vừa có nghĩa là viên kẹo). Bài thơ được lý giải như sau: hãy nuôi trẻ thơ, được sinh ra dưới trận mưa hoa tựa như Đức Phật, bằng tình yêu thương ngọt ngào như những viên kẹo.
    Trong thơ haiku, ngôn từ phải lùi xuống hàng thứ yếu, cái giữ vị trí đọc tôn là là ẩn ý của thi nhân. Bài thơ chỉ truyền đến người đọc cảm xúc thẩm mỹ của nhà thơ. Đối tượng được nói đến trong thơ vốn chịu nhiều ảnh hưởng sâu đậm của Thiền: những sự vật bình dị, thiên nhiên liên quan đến cuộc sống của người dân Nhật Bản.
    Thể haiku là một minh họa đặc sắc cho một khía cạnh của bản sắc dân tộc Nhật. Quá trình trau chuốt lâu dài và bền bỉ thể loại đó trong nền thi ca Nhật đã làm nảy nở một hiệu quả nghịch: haiku trong chừng mực nhất định đã góp phần củng cố nơi người Nhật ý niệm về cái vô thức - được coi như nguyên tắc sống chủ đạo của họ. Mọi loại hình nghệ thuật khác đều bị chi phối bởi những đòi hỏi của thể thơ haiku. Trong sinh hoạt sân khấu Nhật, nguyên tắc này được thể hiện rõ nhất trong các vở diễn kịch Noh đặc sắc.
    Trung tâm tiếng Nhậthọc tiếng Nhật.
     
    #1

Chia sẻ trang này