Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Google Search Console là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp khi muốn đánh giá hiệu quả của website sau một thời gian sử dụng. Để hiểu rõ thêm về Google Search Console cũng như cách sử dụng công cụ này để đo lường website hiệu quả, Letweb mời bạn đọc tiếp bài viết dưới đây. 1. Google Search Console là gì? Đây là công cụ do Google tạo ra một cách miễn phí. Dùng để quản lý, kiểm tra và đo lường website. Cụ thể, nó giúp bạn tạo chỉ mục với Google, xác nhận bạn là chủ của website đó, theo dõi lưu lượng tìm kiếm, biết được dữ liệu truy cập vào các trang trong website, kịp thời phát hiện lỗi khi Google lập chỉ mục với website của bạn v.v.. Trước đây công cụ này có tên là Google Webmaster Tool. Nhưng vào tháng 5/2015, nó được đổi tên thành Google Search Console. Để phù hợp hơn và đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng một cách đa dạng hơn. 2. Giao diện tìm kiếm của Google Search Console Trong Google Search Console có rất nhiều chức năng khác nhau. Một trong số được sử dụng nhiều nhất là phần “giao diện tìm kiếm”. Cùng Letweb tìm hiểu chi tiết hơn về phần này nhé! Đầu tiên là mục “Dữ liệu có cấu trúc”. Bạn vào mục này bằng cách nhấp vào “Giao diện tìm kiếm” ở cột bên trái. Một menu con xổ xuống, trong đó có “Dữ liệu có cấu trúc”. Bạn click vào và ở giữa trang, một biểu đồ đường hiện ra, cho thấy có bao nhiêu phần tử dữ liệu có cấu trúc Search Console trên website bạn. Biểu đồ này cũng cho bạn thấy số lượng dữ liệu bị lỗi trên các trang website. Trong đó, đường màu xanh lam sẽ hiển thị cho số “hàng tìm thấy”; còn màu đỏ tượng trưng cho số lỗi. Phía dưới biểu đồ là một bảng thể hiện chi tiết hơn về cấu trúc của các phần tử và những lỗi được tìm thấy. Về lỗi, nếu muốn tìm cách sửa, bạn có thể nhấp vào liên kết để biết chi tiết về nguyên nhân gây ra lỗi. Tiếp đến là Thẻ Rich, cũng ở trong thư mục con của “Giao diện tìm kiếm”. Nếu cho đến thời điểm này, bạn chưa dùng bất kỳ thẻ Rich nào. Thì Google Search Console chỉ hiển thị thông báo cho hiệu ứng ấy. Nó cũng dẫn một đường link để bạn khám phá những thể loại Rich rất đa dạng, phong phú. Nếu bạn đã có thẻ Rich rồi thì Google Search Console sẽ hiển thị một biểu đồ xếp chồng lên nhau. Giúp bạn có được một cái nhìn sâu sắc hơn về chất lượng thẻ Rich của bạn. Cụ thể như màu đỏ sẽ biểu thị một số thẻ không hợp lệ. Màu vàng chỉ thẻ có thể nâng cấp thêm. Và màu xanh lá cây là thẻ đã được nâng cấp đầy đủ. Thứ ba là công cụ đánh dấu dữ liệu. Bạn bấm vào nút “Bắt đầu đánh dấu”, sau đó một cửa sổ sẽ xuất hiện. Bạn nhập một URL bất kỳ trên trang web của mình. Ở trong trình đơn sẽ thả xuống mục “Loại thông tin cần đánh dấu”. Bạn hãy chọn mục có liên quan nhất đến loại dữ liệu trên website. Lưu ý là nếu bạn đang gắn thẻ một bài đăng trên blog. Thì hãy tick vào lựa chọn “gắn thẻ trang này và các trang tương tự” từ ô lựa chọn ở bên dưới. Nếu chỉ đang gắn thẻ một trang duy nhất thì bạn chọn “chỉ gắn thẻ trang này”. Khi hoàn tất xong xuôi, bạn nhấp vào OK. Google Search Console sẽ hiển thị trang website. Và cung cấp các tùy chọn như trỏ, nhấp và làm nổi bật lên các phần tử khác nhau trên mạng. Khi bạn đánh dấu vào một phần tử bất kỳ (chẳng hạn như tiêu đề). Thì Google Search Console sẽ hiển thị trình đơn ngữ cảnh. Để bạn có thể chỉ định loại dữ liệu ở phần nổi bật. Khi bạn đã hoàn tất thì nhấp vào nút “Xuất bản”. Sau đó, mục “Đánh dấu dữ liệu” sẽ hiển thị cho bạn một biểu đồ có dữ liệu đã được đánh dấu. Lúc này, bạn chỉ cần vào một trang bất kỳ để xem chi tiết về các điểm nổi Mục thứ tư là Cải tiến HTML. Khi bạn nhấp vào mục này thì hãy hy vọng là Google Search Console không thông báo có bất kỳ vấn đề nội dung nào với các trang website của bạn. Nếu không, bạn sẽ được cảnh báo là có điều gì đang sai sót với HTML của website. Nhưng không sao, Google Search Console cũng sẽ chỉ dẫn bạn chi tiết cách sửa chữa. Bạn lưu ý là giữ cho HTML ở dạng tốt nhất. Chính là cách giữ cho xếp hạng của bạn không bị ảnh hưởng. Mục thứ năm là Trang đã tối ưu cho thiết bị di động Nếu bạn đang sử dụng AMP thì ở chính giữa giao diện, bạn sẽ thấy một biểu đồ đường thẳng với hai màu đỏ và xanh quen thuộc. Trong đó, màu xanh biểu thị có bao nhiêu trang AMP mà bạn đã lập chỉ mục; màu đỏ thì cho bạn biết bao nhiêu trang AMP bị lỗi. Và Google Search Console cũng rất tử tế khi sẽ hướng dẫn cho bạn chi tiết cách khắc phục nếu phát hiện bất kỳ lỗi gì. Trên đây là tất cả những gì cần biết về Google Search Console cũng như giao diện tìm kiếm của nó. Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho bạn biết cách sử dụng Google Search Console một cách hiệu quả!