QC Gỗ MDF là gì? Có mấy loại? Ưu nhược điểm và bảng giá gỗ MDF mới nhất

Thảo luận trong 'Quảng cáo tổng hợp' bắt đầu bởi noithatviva, 10/9/24.

  1. noithatviva PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    7/7/23
    1. Định nghĩa ván MDF
    Ván MDF (viết tắt từ Medium density fiberboard) là lọai gỗ kỹ thuật còn có tên gọi là gỗ ván sợi mật độ trung bình.

    Gỗ MDF là loại gỗ công nghiệp, gỗ ép được làm từ bột sợi gỗ dùng chất kết dính và các chất phụ gia khác (Parafin, chất làm cứng…) để liên kết và được ép từ nhiệt độ và áp suất cao.

    Thực tế, MDF còn là tên gọi chung gồm ba loại sản phẩm khác nhau, thuộc ván ép bột sợi. Gồm có: gỗ MDF thường, gỗ MDF chống ẩm, gỗ MDF chống cháy,...

    Những sản phẩm này đều có độ nén chặt cao (hardboard) cùng với tỷ trọng trung bình (medium density). Đa phần, để phân biệt mỗi loại sẽ dựa trên những thông số cơ vật lý, thông số độ dày và cách xử lý bề mặt.



    [​IMG]



    Gỗ MDF có bền không? Hiện nay, loại gỗ này đã được cải tiến rất nhiều, đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng về tính thẩm mỹ và độ bền. Gỗ MDF đang là vật liệu xây dựng và trang trí nội thất phổ biến. Được sử dụng rộng rãi trong nhiều dự án nhằm mang lại không gian nhà ở hiện đại. sang trọng.



    2. Cấu tạo ván gỗ công nghiệp MDF
    Xét về cấu tạo, ván MDF là chất liệu công nghiệp có thành phần cấu tạo chính từ các sợi gỗ (bột gỗ) - gỗ tự nhiên (khoảng 75%), nước 5-10%, chất kết dính (khoảng 10-15%) và dưới 1% những thành phần khác như: chất làm cứng, keo, chất bảo vệ gỗ (chống mốc, chống mối mọt, chống trầy xước), bột độn vô cơ và Parafin wax,...

    [​IMG]

    Đối với môi trường có độ ẩm cao, nhựa Melamine được thêm vào keo để tạo ra chất gỗ MDF chống ẩm. Đa phần các sợi gỗ trong thành phần gỗ ép MDF được làm từ các loại gỗ mềm. Ngoài ra, một số thành phần gỗ cứng được các nhà sản xuất thêm vào để đạt được loại gỗ mong muốn.

    Nguyên liệu đầu vào để sản xuất ván gỗ MDF từ các loại gỗ rừng trồng (như bạch đàn, cao su, keo, thông, giẻ, sồi, vân sam), mùn cưa, phế liệu gỗ hoặc hỗn hợp dăm gỗ cứng và dăm gỗ mềm.

    [​IMG]

    3. Đặc điểm chung và tính chất vật lý của gỗ MDF


    Màu đặc trưng của ván ép MDF thường là màu gỗ (vàng, nâu). Ván gỗ MDF chống ẩm có màu xanh đặc trưng và ván chống cháy màu đỏ.

    Trong đó:

    • Ván MDF được đánh giá là ổn định và trơ ở dạng tấm.
    • Ván MDF có độ phát thải formaldehyde tiêu chuẩn, thường không có mùi hoặc thơm mùi gỗ.
    • Tỷ trọng trung bình ở ván gỗ MDF từ 680 – 840 kg/m3 .
    • Độ dày thông dụng ở ván gỗ MDF là: 3, 5, 9, 12, 15, 17, 18, 25 (mm).
    [​IMG]

    Những khổ ván gỗ MDF thông dụng gồm có:

    • Ván gỗ MDF thường có khổ1220mm x 2440mm (4x8)
    • Ván gỗ MDF thường có khổ 1830mm x 2440mm (6x8)
    • Ván gỗ MDF kịch trần dạng khổ lớn 1220mmx2745mm (4x9).
    • Ván gỗ MDF vượt khổ 1220mmx3005mm
    [​IMG]

    4. Quy trình sản xuất ván MDF
    So với gỗ tự nhiên, ván gỗ MDF được sản xuất qua nhiều gia đoạn khác nhau. Hiện tại, có 02 quy trình sản xuất tấm MDF tại các xưởng, đó là quy trình sản xuất khô và quy trình sản xuất ướt.

    1. Phương pháp/ Quy trình ướt
    2. Phương pháp/ Quy trình khô
    Sau đây là cụ thể 2 quy trình:

    4.1. Quy trình khô
    • Sản xuất bột sợi: Trước tiên, keo và phụ gia được phun trộn vào bột gỗ khô chất lượng, trong máy trộn. Sau đó đem sấy sơ bộ tạo thành bột sợi.
    • Tạo tầng bột sợi: Bột sợi sau khi đã được trộn keo sẽ được trải ra đều thành 2-3 tầng (tùy khuôn của ván ép) bằng máy rải.
    • Ép nhiệt: Các tầng này sẽ được chuyển qua máy ép có gia nhiệt. Tùy chỉnh nhiệt độ ép ở máy gia nhiệt theo độ dày ván gỗ MDF được gia công.
    • Máy ép thực hiện ép hai lần. Lần 1 ép đơn từng lớp, lần 2 ép các lớp lại với nhau.
    • Chế độ nhiệt đảm bảo vừa đủ để để loại bỏ hơi nước còn lại trọng gỗ và làm keo hóa rắn từ từ và tăng độ bền.
    • Sau khi ép nhiệt xong, tấm ván gỗ MDF sẽ được xuất ra, cắt bỏ biên, chà nhám và phân loại.
    [​IMG]

    Thực tế chất liệu ván gỗ MDF cao cấp tại kho xưởng Nội thất Viva

    4.2. Quy trình ướt
    • Đầu tiên, bột gỗ chất lượng tốt được phun nước làm ướt và nghiền nhỏ thành dạng vẩy (Tương tự nguyên tắc khi nghiền bột giấy khi sản xuất giấy). Chúng được cào rải đều lên mâm ép và được ép nhiệt một lần đến độ dày sơ bộ.
    • Sau đó, tấm ván gỗ MDF sẽ được đưa qua cán hơi ở nhiệt độ cao để rút hết hàm lượng nước và nén chặt hai mặt lại với nhau.
    • Ván sau khi được ép nhiệt sẽ được cắt thành những khổ có kích thước tiêu chuẩn và tiến hành bo góc, cạnh.
    • Khi xử lý nguội cho ván ép xong, cho vào máy cắt tỉa, chà nhám để làm mịn ở 02 bề mặt. Cuối cùng, được kiểm tra chất lượng gỗ MDF, phân loại và đóng gói thành phẩm.
    [​IMG]

    5. Phân loại ván MDF
    Hiện nay, trên thị trường có đa dạng các loại gỗ công nghiệp khác nhau và chia thành 3 loại cụ thể.

    5.1. Gỗ MDF thường
    Gỗ MDF cốt thường (màu vàng nhạt) là loại gỗ phổ biến hiện nay. Được làm từ những sợi gỗ nhỏ và kết dính bằng keo UF (urea formaldehyde) để liên kết tạo thành cốt gỗ MDF.

    Mức giá để chi cho gỗ MDF ở mức vừa phải, phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng. Hơn nữa, đây là loại cốt thô được dùng phổi biến trong thiết kế nội thất. Với mức giá vừa phải, chất gỗ MDF thường phù hợp với túi tiền của nhiều phân khúc khách hàng.

    Điểm hạn chế duy nhất của dòng gỗ MDF này là dễ bị phồng khi ở nơi ẩm thấp.

    [​IMG]



    5.2. Gỗ MDF chống ẩm
    Gỗ MDF cốt chống ẩm (tại thị trường Việt Nam, cốt chống ẩm phân biệt với chất chỉ thị lõi màu xanh)

    Thay vì sử dụng keo UF như thông thường, chất kết dính bột gỗ là keo MUF, nhựa Phenolic hoặc PMDI. Nguyên liệu gỗ của MDF chống ẩm là hàng nhập khẩu từ Thái Lan, Malaysia,…

    Gỗ MDF chống ẩm được ưu tiên dùng trong những khu vực có độ ẩm cao, được chia thành 3 cấp độ chính:

    • Ván chống ẩm tiêu chuẩn HMR V313 (hoạt chất chống ẩm chiếm 21-24%)
    • Ván chống ẩm tiêu chuẩn HMR (hoạt chất chống ẩm chiếm 12-15%)
    • Ván chống ẩm tiêu chuẩn LMR (hoạt chất chống ẩm chiếm 5-7%)
    [​IMG]

    Điểm nổi bật của ở gỗ MDF lõi xanh là tính năng vượt trội về khả năng chống ẩm , chống thấm cao, độ co giãn đàn hồi tốt,... Được sử dụng khá rộng rãi và thường phù hợp ở trong những nơi có điều kiện thời tiết khí hậu gió mùa ẩm ướt, trong đó có Việt Nam.

    >> Vì khả năng chống ẩm cao nên giá thành gỗ MDF chống ẩm cao hơn so với MDF thông thường. Để thiết kế nội thất bằng gỗ MDF chống ẩm giá cạnh tranh, hãy liên hệ ngay đến Nội thất Viva nhé!

    [​IMG]
    5.3. Gỗ MDF chống cháy

    Cuối cùng là gỗ MDF cốt ván chống cháy (tại Việt nam cốt chống cháy với phần lõi màu đỏ).

    Đơn vị sản xuất gỗ đã cho thêm phụ gia là thạch cao và xi măng, để tạo đặc tính chống cháy, giảm khả năng bắt lửa. Thời gian bắt lửa sẽ chậm hơn so với gỗ thường. Trong trường hợp bị cháy, cũng sẽ không tạo nên ngọn lửa lớn. Những nơi dùng gỗ MDF chống cháy nhiều, thường là nơi có vị trí cao như chung cư, văn phòng, hoặc được dùng nhiều trong thiết kế nội thất nhà phố..v.v.

    [​IMG]

    Nội thất Viva là một trong số ít các đơn vị cung cấp sản phẩm ván gỗ MDF dày 17mm trên khổ 4x8. Kích thước ván gỗ MDF dày dặn, hiện đang dùng phổ biến trong sản xuất, thi công nội thất gia đình, văn phòng hay nhà hàng, khách sạn.
    Xem chi tiết tại: Gỗ MDF là gì? Có mấy loại? Ưu nhược điểm và bảng giá gỗ MDF mới nhất
     
    #1

Chia sẻ trang này